
Videos trang chủ
Hình hoạt động








Liên kết
THỐNG KÊ
  Đang truy cập : 28
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 1834995
Giới thiệu chung
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định pháp luật và theo phân công hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; quy hoạch phòng, chống thiên tai phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh của địa phương; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;
b) Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện; dự thảo quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực nông nghiệp của Phòng Kinh tế thuộc Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật;
b) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Ban hành Quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với Uỷ ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn cấp xã với Uỷ ban nhân dân cấp xã.
3. Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế-kỹ thuật về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
4. Về nông nghiệp (trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y):
a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án sử dụng đất dành cho trồng trọt và chăn nuôi sau khi được phê duyệt và biện pháp chống thoái hóa, xói mòn đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định;
b) Tổ chức thực hiện công tác giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; thực hiện cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng;
d) Tổ chức công tác bảo vệ thực vật, thú y, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh động vật, thực vật đối với sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm dịch nội địa về động vật, thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định; thực hiện kiểm dịch cửa khẩu về động vật, thực vật theo quy định;
đ) Quản lý và sử dụng dự trữ địa phương về giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, các vật tư hàng hoá thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
e) Thực hiện nhiệm vụ quản lý về giết mổ động vật theo quy định của pháp luật;
g) Hướng dẫn và tổ chức xây dựng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp.
5. Về lâm nghiệp:
a) Hướng dẫn việc lập và chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
b) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý và quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất trong phạm vi quản lý của địa phương sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Tổ chức thực hiện phương án giao rừng cho cấp huyện và cấp xã sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp tại Việt Nam; tổ chức việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng;
d) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, bản và giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giống cây lâm nghiệp; tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng giống trên địa bàn tỉnh. Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp; trồng rừng; chế biến và bảo quản lâm sản; phòng, chống dịch bệnh gây hại rừng; phòng, chữa cháy rừng;
e) Chịu trách nhiệm phê duyệt phương án điều chế rừng, thiết kế khai thác rừng và thiết kế công trình lâm sinh; giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phát triển cây lâm nghiệp phân tán theo quy định;
g) Hướng dẫn, kiểm tra: việc cho phép mở cửa rừng khai thác và giao kế hoạch khai thác cho chủ rừng là tổ chức và Uỷ ban nhân dân cấp huyện sau khi được phê duyệt; việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã trong quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương; việc phối hợp và huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng.
6. Về diêm nghiệp: Hướng dẫn, kiểm tra việc sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến muối ở địa phương.
7. Về thuỷ sản:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện quy định pháp luật về nuôi trồng, khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản; hành lang cho các loài thuỷ sản di chuyển khi áp dụng các hình thức khai thác thuỷ sản; công bố bổ sung những nội dung quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về danh mục các loài thuỷ sản bị cấm khai thác và thời gian cấm khai thác; các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng; chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thuỷ sản được phép khai thác; mùa vụ, ngư trường khai thác; khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn cho phù hợp với hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về xác lập các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa của địa phương; quy chế quản lý khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa do địa phương quản lý và quy chế vùng khai thác thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Tổ chức đánh giá nguồn lợi thuỷ sản; tổ chức tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy định;
đ) Quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học, hóa chất để xử lý, cải tạo môi trường dùng trong thủy sản theo quy định;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thuỷ sản. Chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản của cấp huyện và tổ chức thực hiện việc quản lý vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung;
g) Tham mưu và giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc giao, cho thuê, thu hồi mặt nước biển thuộc địa phương quản lý để nuôi trồng thuỷ sản theo quy định;
h) Tổ chức kiểm tra chất lượng và kiểm dịch giống thuỷ sản ở các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản; tổ chức thực hiện phòng trừ và khắc phục hậu quả dịch bệnh thuỷ sản trên địa bàn theo quy định;
i) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các quy định về phân cấp quản lý tàu cá, cảng cá, bến cá, tuyến bờ, khu neo đậu tránh, trú bão của tàu cá và đăng kiểm, đăng ký tàu cá thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định pháp luật; về quy chế và tổ chức quản lý hoạt động của chợ thuỷ sản đầu mối;
k) Phối hợp với lực lượng Kiểm ngư của Trung ương tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật.
8. Về thuỷ lợi:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về phân cấp quản lý các hồ chứa nước thủy lợi, công trình thuỷ lợi và chương trình mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra về việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các hồ chứa nước thủy lợi; các công trình thuỷ lợi thuộc nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức thực hiện chương trình, mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn đã được phê duyệt;
b) Thực hiện các quy định về quản lý sông, suối, khai thác sử dụng và phát triển các dòng sông, suối trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, bảo vệ đê điều, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện việc phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất thuỷ lợi, tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa và xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông theo quy định;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; về hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V; việc quyết định phân lũ, chậm lũ để hộ đê trong phạm vi của địa phương theo quy định;
e) Hướng dẫn, kiểm tra công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn theo quy định.
9. Về phát triển nông thôn:
a) Tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn cấp xã. Theo dõi, tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về phát triển nông thôn trên địa bàn;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định phân công, phân cấp thẩm định các chương trình, dự án liên quan đến di dân, tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn; kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chương trình phát triển nông thôn; việc phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
c) Hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã, phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác xóa bỏ cây có chứa chất gây nghiện theo quy định; định canh, di dân, tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;
đ) Tổ chức thực hiện chương trình, dự án hoặc hợp phần của chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; xây dựng khu dân cư; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo phân công hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
10. Về chế biến và thương mại nông sản, lâm sản, thủy sản và muối:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực chế biến gắn với sản xuất và thị trường các ngành hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; chính sách phát triển cơ điện nông nghiệp, ngành nghề, làng nghề gắn với hộ gia đình và hợp tác xã sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển chế biến, bảo quản đối với các ngành hàng nông, lâm, thủy sản và muối; lĩnh vực cơ điện nông nghiệp, ngành nghề, làng nghề nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Sở;
c) Thực hiện công tác dự báo thị trường, xúc tiến thương mại nông sản, lâm sản, thủy sản và muối thuộc phạm vi quản lý của Sở;
d) Phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức công tác xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối.
11. Về chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Thống kê, đánh giá, phân loại về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản, muối;
c) Thực hiện các chương trình giám sát an toàn thực phẩm, đánh giá nguy cơ và truy xuất nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định;
d) Xử lý thực phẩm mất an toàn theo hướng dẫn của Cục quản lý chuyên ngành và quy định pháp luật;
đ) Quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo về chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản thuộc phạm vi quản lý theo quy định pháp luật;
e) Quản lý hoạt động kiểm nghiệm, tổ chức cung ứng dịch vụ công về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức thực hiện công tác khuyến nông theo quy định của pháp luật.
13. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản và hoạt động phát triển nông thôn tại địa phương; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo quy định của pháp luật.
14. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng kiểm, đăng ký, cấp và thu hồi giấy phép, chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân công, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
15. Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thuỷ lợi, diêm nghiệp, phát triển nông thôn; tổ chức công tác thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, diễn biến rừng, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và hoạt động thống kê phục vụ yêu cầu quản lý theo quy định.
16. Thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các dự án và xây dựng mô hình phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, diêm nghiệp, phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án được giao.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và theo phân công hoặc ủy quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, quy định của pháp luật.
18. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở và các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, phát triển nông thôn, phòng, chống thiên tai, chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về các dịch vụ công do Sở tổ chức thực hiện.
19. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, diêm nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
20. Thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
21. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Kinh tế thuộc Uỷ ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã và kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của tổ chức nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt trên địa bàn cấp huyện với Uỷ ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn xã với Uỷ ban nhân dân cấp xã.
22. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.
23. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý vi phạm pháp luật về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, phát triển nông thôn, phòng, chống thiên tai, chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
24. Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực về công tác phòng, chống thiên tai; bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng nông thôn mới; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; sa mạc hóa; quản lý buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp quý hiếm; phòng, chống dịch bệnh trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
25. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
26. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của văn phòng, phòng chuyên môn nghiệp vụ, chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo hướng dẫn chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
27. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
28. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật, theo phân công hoặc ủy quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
29. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
30. Thực hiện nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
* Quá trình hình thành và phát triển
I. GIAI ĐOẠN 1975-1985 - KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, KHAI HOANG, PHỤC HÓA
Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ và nhân dân Tiền Giang cùng cả nước khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển sản xuất trong bối cảnh bị bao vây, cấm vận, các thế lực thù địch tiếp tục phá hoại, nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, thiên tai liên tiếp xảy ra, mất mùa đói kém, chiến tranh biên giới bùng nổ và phải tiếp tục chi viện người và của cho nước bạn Campuchia,… đã làm cho nội lực vốn đã thiếu và yếu càng bị phân tán và mất cân đối trầm trọng hơn. Nhưng được sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh, nhân dân Tiền Giang bắt tay vào khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống.
Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 1976 đạt được ở mức:
- Diện tích gieo trồng lúa: 171.968 ha, năng suất 26,05 tạ/ha, sản lượng 447.976 tấn.
- Diện tích rau màu các loại: 5.043 ha (gồm bắp, khoai mì, khoai lang và rau màu)
- Diện tích cây ăn trái 24.900 ha.
- Chăn nuôi: Đàn heo 124.785 con, đàn trâu 15.536 con, đàn bò 14.814 con, đàn gia cầm 3,2 triệu con.
- Thủy hải sản:
+ Diện tích nuôi trồng: 1.050 ha
+ Sản lượng khai thác: 8.330 tấn (nội địa: 2.310 tấn và khai thác biển: 6.020 tấn).
Đó là điểm xuất phát ban đầu của Ngành Nông nghiệp và PTNT sau ngày thống nhất đất nước. Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Tiền Giang lần thứ nhất, vòng II (nhiệm kỳ 1977-1978) đã xác định: "Tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc. Trọng tâm là sản xuất lúa, heo và cá, đồng thời ra sức khai hoang, vỡ hóa chuyển dần lên chuyên canh nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất đai, tăng năng suất lao động, khai thác tốt các vùng trong tỉnh, đưa nông nghiệp từng bước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt vai trò cơ sở cho công nghiệp. Phát triển sản xuất kết hợp với cải tạo quan hệ sản xuất và xây dựng lực lượng sản xuất mới".
Giai đoạn 1976 - 1980 là thời kỳ khó khăn nhất đối với sản xuất nông nghiệp do thiếu mô hình, thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ khoa học, dịch rầy nâu và lũ lụt năm 1978; dịch rầy nâu và khô hạn năm 1980, cùng với những nóng vội trong việc cải tạo quan hệ sản xuất và điều chỉnh ruộng đất đã tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà.
Trong bối cảnh đó, sau năm 1980 chương trình lúa năng suất cao được triển khai thực hiện với các giải pháp: đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đầu mối và huy động nhân dân làm thủy lợi nội đồng, sử dụng giống lúa ngắn ngày và kháng rầy nâu, điều chỉnh lịch thời vụ, kỹ thuật thâm canh và phòng trừ sâu bệnh... cùng với tác động tích cực của Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác khoán và mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động - Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng "khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động" trong hợp tác xã nông nghiệp, đã đáp ứng quyền làm chủ của các hộ gia đình và xã viên nên được nông dân hưởng ứng đồng tình, từ đó sản xuất lúa ở Tiền Giang bắt đầu khôi phục và phát triển.
1. Về thủy lợi: thuỷ lợi được xem là biện pháp hàng đầu để phát triển nông nghiệp - nông thôn. Ngay sau khi hoà bình được lập lại, dù mất cân đối về nhiều mặt nhất là về vốn, vật tư, thiết bị nhưng hàng loạt công trình thuỷ lợi quan trọng đã được thi công nhằm ngăn mặn, dẫn ngọt, trữ ngọt, tiêu úng, tháo chua, rửa phèn đáp ứng yêu cầu khai hoang, phục hoá. Năm 1976, tại 3 huyện phía Đông đã sớm khởi công xây dựng một số công trình chính của Dự án Thủy lợi Gò Công (về sau gọi là Dự án ngọt hóa Gò Công) như cống và kinh Xuân Hòa, kinh Cầu Ngang, đê biển, đê Sông Tra và các cống ngăn mặn dưới đê... Tại 3 huyện phía Tây đã vét hàng loạt kinh rạch như kinh 5, kinh 6, kinh 7, kinh 8, kinh 9, kinh 10, kinh Hai Hạt, Rạch Mỹ Thiện, rạch Cả Gáo... phục vụ thiết thực cho Chương trình vùng lúa năng suất cao của tỉnh.
2. Về giống mới:
- Đối phó với dịch sâu rầy năm 1978-1979 và phục vụ thâm canh, tăng vụ thì giống mới lúc đó đã được xem là giải pháp quyết định, đã tổ chức xây dựng mạng lưới nhân giống từ tỉnh, huyện đến cơ sở trong đó lấy nông dân sản xuất giỏi làm nòng cốt, toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 300 tổ nhân giống. Các nông dân sản xuất giỏi đi đầu trong phong trào nhân giống mới như Ông Hai Chung, Ông Hai Lạc, Ông Tư Tải, Ông Hai Mỹ,…. Kết quả đến năm 1980 toàn tỉnh đã sử dụng phổ biến các giống lúa mới kháng sâu rầy, ngắn ngày, nhiều giống chịu được mặn, phèn; thay đổi dần tập quán sử dụng lúa ăn làm lúa giống, giống kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong sản xuất, góp phần quyết định trong việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ sản xuất, tăng vụ.... và đã nhiều năm liền Tiền Giang trở thành tỉnh đi đầu về công tác giống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Miền Đông Nam Bộ.
- Về giống trong chăn nuôi, đã tiến hành chọn lọc giống heo địa phương (Thuộc Nhiêu, Ba Xuyên) và phát triển heo lai kinh tế, đồng thời thiết lập hệ thống các trại giống (trại heo, trại cá) cung cấp con giống chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh.
3. Về khai hoang, tăng vụ:
Trong điều kiện một tỉnh "Đất hẹp, người đông" tỉnh đã tập trung cho công tác khai hoang ở vùng Đồng Tháp Mười (Tân Phước), tăng vụ ở vùng lúa nổi ở các huyện phía Tây và vùng lúa mùa các huyện phía Đông. Trong đó việc xác định mô hình khai hoang, đào mương lên líp, dùng nước ém phèn để khai thác, sử dụng có hiệu quả đất phèn là biện pháp sáng tạo trong chỉ đạo sản xuất.
Các giải pháp trên hàng năm được tổ chức thực hiện thành các "chiến dịch" với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Kết quả vùng đất hoang hoá trên 30.000 ha ở vùng Đồng Tháp Mười (Tân Phước) trước đây, với sự hình thành của 15 đơn vị nông, lâm trường, trạm trại giống quốc doanh và các xã vào những năm đầu của thập niên 80 đã khai hoang, phục hoá đưa vào sản xuất trên 10.000 ha cây công nghiệp (khóm, mía, bàng…), lâm nghiệp (tràm, bạch đàn,...), lúa và hoa màu.
Vùng tăng vụ đã chuyển 7.000 ha canh tác 1 vụ lúa/năm lên 2 vụ và sau này là 3 vụ/năm ở các huyện phía Tây; đã chuyển gần 14.500 ha lúa mùa địa phương lên 2 vụ và nhiều diện tích sau này lên 3 vụ/năm ở các huyện phía Đông.
4. Kết quả các chương trình kinh tế - xã hội có mục tiêu:
a) Về sản xuất lương thực:
Bình quân trong thời kỳ này mỗi năm gieo cấy 187.460 ha, năng suất bình quân 23,64 tạ/ha, sản lượng 443.155 tấn. Riêng năm 1978 sản lượng chỉ đạt 269.443 tấn là mức thấp nhất trong 40 năm qua. Năm 1979 sản lượng tăng lên 523.000 tấn, nhưng năm 1980 lại tụt xuống còn 459.000 tấn xấp xỉ trở về mức năm 1976.
Với chương trình vùng lúa năng suất cao được mở rộng từ quy mô 25.000 ha lên 40.000 ha và được đầu tư khá đồng bộ nên đã thành công, góp phần quyết định sản lượng lúa đạt 813.750 tấn năm 1985, tăng 1,81 lần so với 1976.
b) Chương trình chuyên canh cây công nghiệp:
Thành lập 15 nông, lâm trường, trạm, trại quốc doanh để khai thác, sử dụng vùng đất phèn còn hoang hoá của tỉnh, năm 1985 đã hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp trên diện tích gần 20.000 ha gồm mía 4.000 ha; khóm 5.000 ha; bàng 2.800 ha; khoanh vùng đầu tư thâm canh 8.000 ha dừa ven Sông Tiền, đã góp phần tạo ra vùng chuyên canh cây công nghiệp của tỉnh, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
c) Chương trình kinh tế vườn:
Đến năm 1985 diện tích vườn cây ăn trái là 19.137 ha, giảm 5.763 ha so năm 1976, nhưng phong trào xoá vườn hoang, cải tạo vườn tạp vẫn được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ và duy trì các sản phẩm nổi tiếng như: xoài cát Hoà Lộc, vú sữa Lò rèn, ổi xá lị, mận hồng đào, cam quít, sơ ri…
d) Chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh đều tăng so với năm 1976, phát triển trên cả 3 khu vực quốc doanh, tập thể và gia đình; đàn heo tăng 84.265 con; đàn trâu tăng 10.310 con; đàn bò tăng 18.568 con và đàn gia cầm tăng hơn 1 triệu con.
e) Chương trình kinh tế thủy - hải sản:
Thủy hải sản được chú trọng đầu tư để để mạnh nuôi trồng, khai thác và chế biến; các cơ sở nuôi tôm cá ở cồn Cống; Cổ Lịch, Tân Phong, trại 30/4, 2/9 bước đầu đạt hiệu quả tốt. Trong khai thác, đầu tư đóng mới và sửa chữa tàu thuyền để tăng cường năng lực khai thác biển; năm 1985 với năng lực tàu thuyền 1.056 chiếc với tổng công suất 20.500 CV đã khai thác được 22.550 tấn hải sản, tăng 16.530 tấn so 1976. Diện tích nuôi trồng thủy sản 2.900 ha với sản lượng 7.000 tấn, tăng 1.850 ha và sản lượng thu hoạch từ nuôi tăng 6.000 tấn so 1976.
Sản xuất nông nghiệp phát triển, đã đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của nhân dân và làm nghĩa vụ với Trung ương. Bình quân lương thực trên đầu người từ 393 kg lúa năm đầu sau giải phóng đã tăng lên 598 kg năm 1985. Những năm 1980-1985 đã thu mua huy động được từ 200-300.000 tấn lúa/năm, các mặt hàng nông sản thiết yếu khác cũng đã được thu mua và hợp đồng 2 chiều với nông dân. Một số mặt hàng đã tham gia xuất khẩu như: thủy sản đạt kim ngạch 4,8 triệu USD (giai đoạn 1981-1985), khóm đông lạnh 4.000-5.000 tấn/năm.
Song song với việc khôi phục sản xuất, việc cải tạo nông nghiệp, xây dựng quan hệ sản xuất mới là chủ trương nhất quán lúc bấy giờ, đến tháng 4/1984 toàn tỉnh đã xây dựng được 23 HTX nông nghiệp và 1.985 tập đoàn sản xuất, tập thể hoá 56% về ruộng đất và 52% về nhân khẩu nông thôn, điều chỉnh 15.236 ha đất nông nghiệp cho 19.100 hộ. Phong trào hợp tác hoá đã có những tác dụng tích cực trong việc tổ chức quản lý chỉ đạo sản xuất, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, huy động lương thực, lao động công ích làm thuỷ lợi và tuyển quân.
Giai đoạn 1975 - 1985 sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã trải qua nhiều bước thăng trầm; khắc phục khó khăn từng bước để xác định được các mô hình, giải pháp kỹ thuật, chuyển khó khăn thành thời cơ và vươn lên. Đạt được những thành tựu trên là do Tỉnh uỷ đã cụ thể hoá các Nghị quyết của Trung ương vào điều kiện thực tiễn của tỉnh với tinh thần tự lực, tự cường, được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư phục vụ 5 chương trình kinh tế - xã hội có mục tiêu; đặc biệt là sự đóng góp của nông dân theo phương châm "nông dân làm, nông dân nói, nói cho nông dân nghe" trong việc thực hiện các phong trào: thâm canh, tăng vụ, khai hoang, phục hoá, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất… Sức mạnh tổng hợp đó đã tạo nên những kết quả to lớn trong khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân và làm nghĩa vụ với Trung ương, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, quá trình phát triển trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp và điều kiện đất nước bị bao vây cấm vận, đầu tư hạn hẹp, nặng nề về phân phối lưu thông; cùng với nóng vội trong cải tạo nông nghiệp và công thương nghiệp, quan hệ sở hữu, phân phối không phù hợp, sức sản xuất bị kìm hãm… dẫn đến tình trạng nông dân bỏ ruộng và không an tâm đầu tư tái sản xuất đã diễn ra.
II. GIAI ĐOẠN 1986-1995 - ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG HÓA
Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước và hạn chế lớn của cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp kéo dài tác động trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Sau khi có Chỉ thị 100/CT-TW ngày 31/01/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết 10/NQ-BCT ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị và các chính sách khác về phát triển nông nghiệp - nông thôn, trong đó xác định hộ nông dân là đơn vị tự chủ trong sản xuất, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho họ, cùng với sự tăng cường đầu tư của Nhà nước về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đã thực sự khuyến khích và tạo điều kiện cho nông dân tích cực đầu tư sản xuất.
Thực hiện các Nghị quyết Đại hội VI, VII của Đảng, Tỉnh uỷ đã cụ thể hoá vào điều kiện của địa phương qua các kỳ Đại hội IV, V của tỉnh Đảng bộ, trong đó xác định nông nghiệp thật sự là mặt trận hàng đầu, tập trung đầu tư phát triển 3 chương trình kinh tế có mục tiêu của Trung ương là: Phát triển sản xuất lương thực - thực phẩm - sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Triển khai các Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ, Ngành Nông nghiệp đã tổ chức chỉ đạo thực hiện và được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới.
1. Phát triển nông nghiệp:
a) Về sản xuất lương thực: Thời kỳ 1986 – 1995, bình quân mỗi năm sản xuất lúa 244.320 ha gieo trồng, năng suất 40,6 tạ/ha, sản lượng 991.939 tấn, tăng 2,24 lần so giai đoạn 1975-1985. Diện tích gieo trồng lúa tăng bình quân 3,1%/ năm, năng suất tăng 1,42%/năm.
Sản xuất lúa hàng hóa vốn đã có từ lâu, nhưng từ năm 1989 trở đi, lượng lương thực hàng hóa ngày càng nhiều, mỗi năm có đến 500 - 600 ngàn tấn. Cũng từ năm 1989 trở đi Tiền Giang bắt đầu sản xuất khẩu gạo, số lượng gạo xuất khẩu từ 1989 - 1994 gần 520.000 tấn, năm cao nhất 168.800 tấn (1992). Sản lượng lương thực hàng hóa còn lại đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước.
Lợi nhuận của người nông dân tăng lên đáng kể. Bình quân một vụ trong năm 1993 mức lãi 28%, năm 1994 là 35%.
Phong trào thâm canh, tăng vụ, khai hoang được tiếp tục đẩy mạnh, giai đoạn nầy đã khai hoang và đưa vào sản xuất 14.670 ha. Lương thực bình quân trên đầu người: từ 598 kg năm 1985 tăng lên 804 kg năm 1995
Thời kỳ đầu chương trình lúa năng suất cao được triển khai tập trung khu vực các huyện phía Tây, sau đó mở rộng dần các huyện phía Đông. Triển khai dự án ngọt hoá Gò Công (từ Đông kênh Chợ Gạo đến Gò Công Đông) hàng loạt cống đập, kênh mương được thực hiện nhằm ngăn mặn, dẫn ngọt, rửa phèn, tiêu úng ... phục vụ sản xuất và đời sống. Trước kia vùng này với diện tích 38.000 ha đất lúa, sản xuất chủ yếu là một vụ với năng suất bình quân 2 tấn/ha do thiếu nước ngọt tưới và nhiễm mặn trong mùa khô, bị úng trong mùa mưa. Kết quả đã chuyển được 26.500 ha canh tác từ một vụ lên 2-3 vụ/năm. Sản lượng lương thực năm 1994 đạt 291.500 tấn và năm 1995 đạt 300.000 tấn, tăng 83.000 tấn so năm 1990 và gấp gần 4 lần so năm 1976. Với giống lúa ngắn ngày, có nước ngọt tưới nên nhiều hộ nông dân đã đạt 10-12 tấn/ha/năm làm 2-3 vụ lúa hoặc 2 lúa - 1 màu. Nhờ có nước ngọt mà tập quán canh tác đã thay đổi hẳn; ngoài ra hoa màu, cây ăn trái, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cũng đang từng bước phát triển.
b) Chương trình vườn cây ăn trái:
Từ sau những năm 1990, phong trào xóa vườn hoang, cải tạo vườn tạp, thâm canh cây trồng hiện có, mở rộng diện tích trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao... được đẩy mạnh. Nhiều hộ khá và giàu lên từ vườn cây ăn trái nhờ áp dụng mô hình V.A.C, VACR.
Sản lượng trái cây năm 1990 là 164.000 tấn, năm 1994 và năm 1995 mỗi năm đạt trên 300 ngàn tấn với giá trị sản lượng trên 700 tỷ đồng/năm. Bình quân giá trị sản lượng thu hoạch trong năm tăng 20% nhưng mức lãi thì gấp 2 - 3 lần so sản xuất lúa. Thời kỳ nầy đã có những sản phẩm xuất khẩu như: nhãn, chuối già, xoài, khóm, thanh long...
c) Chương trình chuyên canh cây công nghiệp vùng Đồng Tháp Mười:
Trong cơ chế cũ, hoạt động của các nông - lâm trường kém hiệu quả nên phần lớn đã giải thể, giao khoán cho hộ dân sản xuất. Hiện còn nông trường Quốc doanh Tân Lập, một số trạm trại... đã giao khoán đến hộ và nông trường viên sản xuất theo kế hoạch của nông trường, trạm, trại...
Thực hiện chủ trương giao đất gắn với phân bố dân cư, Nhà nước đã đầu tư nạo vét, đào mới hàng chục kênh ngang, dọc để xả phèn, dẫn ngọt, xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, công trình phúc lợi... nhằm tạo điều kiện sản xuất và tạo dựng cuộc sống ổn định cho người dân định cư. Kết quả đã giao 25.641 ha cho 16.217 hộ, đưa vào sản xuất 18.262 ha gồm : khóm, mía, bàng, tràm, bạch đàn, cây ăn trái, lúa, khoai mỡ, khoai mì, rau màu thực phẩm ...
Sản phẩm xuất khẩu trong vùng chủ yếu trong giai đoạn này là khóm, đã xuất khẩu được 38.200 tấn khóm đông lạnh, hàng năm xuất khẩu 4.000 - 4.500 tấn. Nhưng sau năm 1990 do Liên Xô và các nước Đông Âu khủng hoảng ta mất thị trường nên sản phẩm khóm chủ yếu tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu sang thị trường EU.
Thành công của Chương trình nầy đã góp phần giải quyết áp lực dân số ở vùng đông dân, tạo ra việc làm cho hàng chục ngàn lao động và mở ra hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng đất mới. Ngày 27/8/1994 tại Hội trường xí nghiệp Liên hiệp Mía đường, tỉnh đã tổ chức công bố Nghị định 68-NĐ/CP ngày 11/7/1994 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập huyện mới, huyện Tân Phước của tỉnh Tiền Giang, đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
d) Chương trình thủy sản:
Được xác định là một chương trình kinh tế mũi nhọn, trong giai đoạn nầy tỉnh đã tập trung đẩy mạnh nuôi trồng trên các vùng nước mặn, lợ, ngọt, bãi bồi; đồng thời tăng cường năng lực khai thác hải sản, chú trọng chế biến,... tạo ra ngày càng nhiều khối lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nhân dân và xuất khẩu, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hàng chục ngàn lao động.
Nuôi trồng:
- Năm 1985: 2.900 ha, sản lượng 7.000 tấn
- Năm 1995: 9.589 ha, sản lượng 45.161 tấn
Loài nuôi ngày càng phong phú, hình thức nuôi đa dạng. Trong đó diện tích nuôi tôm từ gần 100 ha năm 1988 đã tăng lên 1.800 ha năm 1995. Cá nước ngọt từ 1.500 - 1.800 ha những năm 1976 - 1980, đã tăng 2 lần. Nhiều loài đặc sản như cua, sò, ba ba, ốc gạo, lươn, cá đồng... là nguồn lợi lớn trong khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Trong điều kiện khai thác nội địa, sản lượng ngày càng giảm (trước đây trên dưới 10.000 tấn/năm, năm 1995 còn 4.700 tấn/năm), nên hướng chủ yếu là khai thác biển.
Năng lực tàu thuyền, tuy số lượng tăng không nhiều (trên dưới 900 chiếc những năm trước 1980 đến năm 1995 là 1.252 chiếc) nhưng tổng công suất tăng khá cao, từ 23.400 CV (bình quân 41,94 CV/tàu) năm 1990 đến năm 1995 là 76.967 CV (bình quân 61,48 CV/tàu). Như vậy so 1990 số lượng tàu tăng 39% nhưng tổng công suất tăng 3,28 lần thể hiện năng lực tàu thuyền đi đánh bắt xa bờ ngày càng phát triển.
Sản lượng khai thác biển hàng năm từ 20 ngàn tấn hải sản các loại trước năm trước 1990, giai đoạn 1991 - 1993 đạt 24 - 25 ngàn tấn/năm, năm 1995 đạt 44,398 ngàn tấn.
Giá trị sản lượng thủy hải sản năm 1990 đạt xấp xỉ 170 tỷ đồng, năm 1994 gần 240 tỷ đồng và năm 1995 đạt 466,46 tỷ đồng.
Tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1986 - 1990 là 20,4 triệu USD và thời kỳ 1991 - 1995 là 24,2 triệu USD (riêng năm 1995 là 8,840 triệu USD).
2. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp:
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong ngành gồm: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, chế biến lâm sản, sửa chữa cơ khí nông nghiệp, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ...
Để nâng cao chất lượng và giá trị gạo qua chế biến, sau năm 1989 lực lượng máy xay xát phát triển rất mạnh, nhất là khu vực ngoài quốc doanh. Toàn tỉnh có 1.075 cơ sở xay xát, chế biến lương thực với tổng công suất 3.400 tấn/ca, nhiều cơ sở đã lắp đặt trang thiết bị lau bóng để đáp ứng nhu cầu chế biến gạo 5%, 10% tấm xuất khẩu.
Kết quả đạt được của chương trình phát triển công nghiệp trong ngành tuy đạt ở mức độ còn khiêm tốn, còn một số cơ sở chưa khai thác hết công suất hiện có và có lúc hoạt động ở tình trạng cầm chừng nhưng đã tác động tích cực và khẳng định rằng: có phát triển công nghiệp chế biến thì mới nâng cao được giá trị sản hàng hóa nông - súc - thủy hải sản và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong giai đoạn 1986 - 1995 cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp không ngừng được tăng cường: ngoài việc đưa điện về nông thôn, đã có 91,4% số xã và 60% số hộ có điện, giao thông được đầu tư với 87,8% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã, trên một nửa số cầu được bêtông hóa, 77% diện tích đất lúa của tỉnh có nước tưới, ngăn mặn chủ động, trên 70% diện tích gieo trồng được cơ giới hóa khâu làm đất. Thông tin liên lạc thuận tiện với mạng lưới điện thoại đều khắp.
III. GIAI ĐOẠN 1996-2005 - CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI.
Đây là giai đoạn khởi đầu của tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đồng thời cũng là giai đoạn thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra: (lũ lớn, hạn mặn; lở mồm long móng; cúm gia cầm) gây thiệt hại về người, tài sản và cơ sở hạ tầng nông thôn. Song, phát huy những thành quả đã đạt được, Ngành Nông nghiệp đã vượt qua khó khăn, thực hiện thành công các chương trình kinh tế trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội VI và Đại hội VII của tỉnh Đảng bộ.
1. Phát triển nông nghiệp:
a) Chương trình kinh tế lúa gạo:
Năm 2005 với 251.890 ha gieo trồng lúa (trong đó 78% là lúa chất lượng cao và đặc sản), năng suất bình quân 51,74 tạ/ha, đạt sản lượng 1.303.279 tấn, so năm 1995 diện tích gieo trồng giảm 21.251 ha, nhưng sản lượng tăng 31.946 tấn.
Hình thành và đi vào thâm canh vùng lúa chất lượng cao, đặc sản 60.000 ha với diện tích gieo trồng 180.000 ha/năm; diện tích còn lại đã bố trí luân canh hợp lý (lúa - màu, lúa - cá) có nhiều mô hình đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm, giảm diện tích những nơi không hiệu quả (xen kẽ vườn cây ăn trái, nơi sản xuất bấp bênh ở vùng nhiễm mặn, ảnh hưởng lũ lụt)... nhằm một mặt đảm bảo an ninh lương thực, mặt khác tạo ra vùng sản xuất lúa hàng hoá tập trung với chất lượng cao giá thành hạ, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích. Triển khai thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng, xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao và an toàn ở Hợp tác xã Bình Tây (Gò Công Tây), Hợp tác xã Mỹ Thành (Cai Lậy) đạt kết quả tốt, làm cơ sở nhân ra diện rộng.
Năm 1995, lượng gạo xuất khẩu 98.864 tấn, kim ngạch 26 triệu USD, đến năm 2005 đã xuất khẩu trên 300.000 tấn gạo với kim ngạch trên 72 triệu USD.
b) Chương trình kinh tế vườn:
Với chủ trương tập trung cải tạo vườn tạp, đi vào thâm canh các loại cây ăn trái chủ lực và đặc sản có lợi thế, mở rộng diện tích trồng mới theo quy hoạch, đầu tư các ô bao phòng chống lũ... nên diện tích, năng suất, sản lượng và hiệu quả trên đơn vị diện tích đều tăng.
Năm 2005, diện tích cây ăn trái trên 65.000 ha, sản lượng 704.000 tấn, so 1995 tăng 6,59%/năm về diện tích và 9,01%/năm về sản lượng. Đã hình thành những vùng chuyên canh như: xoài cát, vú sữa, sầu riêng, khóm, thanh long, bưởi, cam, quýt, nhãn tiêu da bò, ổi, mận, sapôchê, sơri... Đã tiến hành đăng ký xuất xứ hàng hoá, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cơ sở, xây dựng thương hiệu đối với xoài cát Hoà Lộc, vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim, thanh long Chợ Gạo, sơri Gò Công và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đối với khóm Tân Lập, sầu riêng Ngũ Hiệp, bưởi long Cổ Cò.
Giá trị sản lượng/ha cây ăn quả bình quân năm 1995 là 22,12 triệu đồng đến năm 2005 là 37,96 triệu đồng, có nhiều mô hình cho thu nhập 50 - 100 triệu đồng/ năm.
c) Cây rau màu thực phẩm:
Rau màu thực phẩm được đầu tư phát triển với hệ số quay vòng nhanh, nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất chuyên canh, luân canh; cùng với ứng dụng thành tựu giống mới (nhất là giống lai F1). Các tiến bộ kỹ thuật được hướng dẫn và áp dụng vào khâu canh tác như sử dụng màng phủ nông nghiệp, bón phân cân đối, hợp lý, sử dụng phân hữu cơ… là những tác động tốt để cây trồng sinh trưởng và phát triển nên cây màu thực phẩm đã tăng nhanh và đạt hiệu quả cao, từ diện tích 15.087 ha với sản lượng 122.234 tấn năm 1995 đã tăng lên 29.100 ha với sản lượng hơn 460.750 tấn năm 2005. Mô hình sản xuất rau an toàn được triển khai và hướng phát triển ra diện rộng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
d) Chương trình chăn nuôi:
Chăn nuôi được xác định là ngành sản xuất chính sau trồng trọt, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp không ngừng được nâng lên.
+ Đàn heo: tổng đàn đạt 517.795 con, tăng 3,53% năm so 1995. Chất lượng đàn heo được cải thiện theo hướng nạc hoá, nhân nhanh đàn giống chất lượng cao bằng cách gieo tinh nhân tạo cho đàn nái nền từ đàn nọc phẩm chất cao do Công ty Chăn nuôi nhập nội, hàng năm Cty chăn nuôi đã xuất chuồng 40 ngàn con giống, 80 ngàn liều tinh heo, góp phần nâng đàn heo thịt của tỉnh đạt 100% là giống heo lai từ 2-4 dòng máu, phổ biến là heo lai 3 máu: Yorkhire x Landrace và Duroc, đàn nái chất lượng cao đạt 80% tổng đàn nái của tỉnh.
Ngoài ra, công tác thú y phòng trị bệnh được tăng cường, sử dụng phổ biến thức ăn hỗn hợp nên năng suất và chất lượng đàn heo tăng cao và hiệu quả ổn định; chăn nuôi heo phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, quy mô tăng dần theo mô hình kinh tế trang trại. Có 03 Trại heo giống thuộc Công ty Chăn nuôi tỉnh đã được Cục Thú y công nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dịch tả heo và lở mồm long móng tại thời điểm nầy.
+ Đàn bò: tổng đàn đạt 40.780 con năm 2005, tăng 16,99%/ năm, trong đó bò sữa 1.046 con, tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Chợ Gạo và TP. Mỹ Tho.
+ Đàn gia cầm: 5,8 triệu con do dịch cúm gia cầm xảy ra vào những tháng cuối năm 2003 và đầu năm 2004 nên tổng đàn gia cầm năm 2005 giảm còn 4,078 triệu con giảm 1,09%/năm so năm 1995.
Giai đoạn nầy, con heo, bò được xác định là 2 con chủ lực của tỉnh, phát triển về số lượng và chất lượng, đặc biệt là đàn bò, hiệu quả từ nuôi bò thịt vẫn là nguồn thu nhập cao do nguồn thức ăn của bò chủ yếu là cỏ và các phế phụ phẩm của trồng trọt như rơm, thân cây bắp... ít tốn kém, không đòi hỏi kỹ thuật cao, ít dịch bệnh. Mặt khác dịch cúm gia cầm đã gây thiệt hại lớn và nguy cơ tiềm ẩn nên người chăn nuôi chuyển cơ cấu đàn sang chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Đã xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi phát triển ổn định và hiệu quả.
e) Chương trình phát triển thủy sản:
Diện tích nuôi trồng và sản lượng khai thác phát triển không ổn định và giảm trong giai đoạn 1996-2000. Bước sang giai đoạn 2001-2005 với sự hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của Nhà nước cùng với sự nổ lực của người dân sản xuất đã có bước phát triển khá, đời sống nông ngư dân từng bước được cải thiện, nhất là vùng nông thôn ven biển. Diện tích nuôi tăng từ năm 1995 là 9.589 ha tăng lên 12.125 ha, bình quân tăng 2,65%/năm, với sản lượng nuôi tăng tương ứng (kể cả nuôi lồng, bè trên sông) từ 45.161 tấn năm 1995 tăng 61.095 tấn năm 2005, bình quân tăng 4,37%/năm.
Giá trị sản xuất toàn ngành giai đoạn nầy tăng 9,37%/năm, trong đó lĩnh vực nuôi trồng có xu hướng phát triển rất nhanh, tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 24,29%/năm.
Với những thành quả đạt được nêu trên, ngành Nông lâm nghiệp đã góp phần quan trọng đưa tổng sản phẩm (GDP) của khu vực I (Nông- lâm- ngư nghiệp) đạt 6.137 tỷ đồng (giá hiện hành), tốc độ tăng bình quân 8,49%/năm trong 10 năm (1995-2005).
2. Lâm nghiệp:
Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh không lớn, chỉ chiếm 4,81% so với diện tích tự nhiên toàn tỉnh, song lại giữ vai trò hết sức quan trọng trong phòng hộ ven biển, hạn chế xói lở, bảo vệ đê và an ninh quốc phòng. Thực hiện chủ trương của Nhà nước về đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, chú trọng quản lý, bảo vệ vốn rừng hiện có, phát huy hiệu quả phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, tỉnh đã tổ chức triển khai trồng rừng, trồng cây phân tán và đạt được những thành tựu nhất định.
Thời điểm nầy, diện tích rừng tỉnh quản lý 11.942 ha, chủ yếu tập trung ở 02 khu vực: rừng phòng hộ ven biển 1.691 ha và rừng sản xuất kết hợp phòng hộ môi sinh Đồng Tháp Mười 10.251 ha (8.450 ha tràm và 1.801 ha bạch đàn).
Ngoài ra, giai đoạn nầy tỉnh đã đầu tư xây dựng Khu Bảo tồn sinh thái vùng Đồng Tháp Mười với diện tích 100 ha, thu hút rất nhiều chim, cò… về sinh sống giữ môi trường sinh thái đặc trưng của vùng.
3. Về phát triển nông thôn:
Trong thời kỳ đổi mới, đã có sự đầu tư đáng kể của Nhà nước, các Ngành, các cấp; cùng với đóng góp của nhân dân, tạo nên sự thay đổi rõ nét bộ mặt ở nông thôn.
a) Thủy lợi:
Tại 3 huyện phía Đông đã tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình quan trọng còn lại của Dự án ngọt hóa Gò Công, trong đó những công trình quan trọng là đê sông Cửa Tiểu, đê sông Vàm Cỏ, Cống Vàm Giồng, Cống Long Uông, Cống Gò Công, đào kênh 14, vét rạch Vàm Giồng; xây dựng hàng loạt công trình ở vùng 3 của dự án như Cống Rạch Giá, Cống Công Lương, Cống Rạch Băng, đào kênh Bình Đông...
Tại khu vực Chợ Gạo và thành phố Mỹ Tho (thuộc dự án Bảo Định) đã vét rạch Bảo Định, vét các kênh như Ông Đăng, Miếu Điền, Cựa Gà, 26-3, Gò Cát - Hóc Lựu; xây cống Gò Cát, Cống Bảo Định...
Tại 4 huyện phía Tây đã đào, vét hàng loạt kênh tại khu Bắc Đông như các kênh Trương Văn Sanh, Tràm Mù, Bắc Đông và các nhánh của chúng; xây cống Rạch Chanh và cống Bắc Đông.
Giai đoạn 1996-2005 là giai đoạn lũ lụt lớn gần như liên tiếp xảy ra (1996, 2000, 2001, 2002) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, trong đó thiệt hại do vườn cây ăn trái bị chết chiếm tỷ lệ cao, vì vậy trong 4 năm 2000-2003 tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng hàng loạt đê bao kiểm soát lũ cho khu vườn cây ăn trái ở Nam Quốc lộ IA (kết hợp giao thông nông thôn) và vùng khóm nguyên liệu huyện Tân Phước.
b) Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn:
Giai đoạn từ sau giải phóng đến trước năm 1990 - Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn ở Tiền Giang cũng như các tỉnh khác đều buông lõng, chưa có chính sách nào cho chương trình này, tất cả do người dân tự lo. Do vậy số hộ dân có nước sạch sử dụng thấp.
Từ năm 1990 với sự hỗ trợ của tổ chức Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) viện trợ cho khoan giếng nước ngầm phục vụ từng hộ gia đình. Chương trình bắt đầu khởi sắc từ 18% dân số nông thôn có nước sạch sử dụng đến năm 2005 với những chính sách phát triển và sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách của Trung ương và của tỉnh và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cấp nước sinh hoạt nông thôn, bằng nhiều giải pháp cấp nước, (cấp nước tập trung, cấp nước phân tán nhỏ lẻ) đã cung cấp cho 83% dân số nông thôn có nước hợp vệ sinh sử dụng với tổng kinh phí đã đầu tư bằng nhiều nguồn lên đến 218.737 triệu đồng (547 trạm cấp nước tập trung, 8.776 giếng tầng nông và 454.000 lu bể các loại), trong đó các thành phần kinh tế khác và nhân dân đóng góp 143.323 triệu đồng, đầu tư 480 trạm cấp nước và 8.776 giếng tầng nông.
Về vệ sinh môi trường nông thôn trước những năm 1990 không được coi trọng; việc thả chất thải chăn nuôi, chất thải con người ra sông, kênh rạch là bình thường đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm nặng, đến năm 1995 thực hiện Chỉ thị 200/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xoá bỏ cầu tiêu trên ao cá, cùng với sự quan tâm của chính quyền các cấp, các đoàn thể và nhận thức của người dân về nước sạch và vệ sinh môi trường đã được cải thiện, đến cuối năm 2005, tỉ lệ dân số nông thôn có hố xí hợp vệ sinh đạt 60%, mức tăng hàng năm từ 4 - 5%. Số hộ chăn nuôi có quy mô vừa đến lớn đều có xử lý chất thải. Tuy nhiên mức độ đầu tư hỗ trợ của nhà nước cho lĩnh vực này còn rất thấp, nên tình hình tuy có cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế, môi trường nước vẫn còn ô nhiễm nặng, nước mặt trong kênh rạch hiện nay hầu như không sử dụng được cho sinh hoạt.
c) Phát triển kinh tế hợp tác:
Giai đoạn nầy toàn tỉnh có 5.696 tổ, đội kinh tế hợp tác với hơn 50.000 tổ viên và 33 Hợp tác xã với 11.610 xã viên, vốn điều lệ trên 8 tỷ đồng. Hầu hết các Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã, tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, có xây dựng điều lệ, đăng ký sản xuất kinh doanh… đã đáp ứng phần nào nhu cầu về vốn, giống, vật tư, tiêu thụ sản phẩm… cho xã viên. Tuy nhiên, khó khăn của các Hợp tác xã là vốn hoạt động ít, cơ sở vật chất thiếu thốn, năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý hạn chế, chưa đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, tâm lý nông dân còn ảnh hưởng Hợp tác xã kiểu cũ nên các hợp tác xã lĩnh vực nông nghiệp hoạt động khá, giỏi còn rất ít.
d) Phát triển kinh tế trang trại: toàn tỉnh có 1.050 trang trại hộ gia đình, có tổng vốn đầu tư là 112,087 tỷ đồng. Doanh thu của các trang trại 51 tỷ đồng/năm.
Các chủ trang trại đều là nông dân sản xuất giỏi, có tích lũy nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có ý chí làm giàu, am hiểu và nhạy bén ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, trong sản xuất biết tận dụng và phát huy nội lực, biết tổ chức, sử dụng thời gian và phân công lao động hợp lý, giải quyết được nhiều lao động, nhất là lao động có tay nghề truyền thống, tiết kiệm được nhiều nhiên, nguyên vật liệu, trong đầu tư đã chú ý hướng vào thâm canh gắn với cải thiện chất lượng cây, con giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao.
Sản lượng hàng hóa thực hiện bình quân trên 1 trang trại qua các năm đều tăng: năm 1998 là 77,3 triệu đồng, đến năm 2000 tăng lên 134,46 triệu đồng và năm 2001 là 175,21 triệu đồng, năm 2003 tăng lên 158 triệu đồng và năm 2004 159,82 triệu đồng (gấp 1,18 lần so với năm 2000 và gấp hơn 2 lần so với năm 1998.
Về mặt xã hội, hàng năm các chủ trang trại tham gia đóng góp cho địa phương trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần đáng kể trong xây dựng và phát triển nông thôn mới.
4. Về đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng quan hệ hợp tác:
a) Đào tạo nguồn nhân lực:
Song song với quá trình củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy trong Ngành từ tỉnh, huyện đến xã; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, trẻ hoá đội ngũ cán bộ công chức được thực hiện nhằm xây dựng bộ máy gọn nhẹ, nâng cao trình độ năng lực, từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Năm 2005, đội ngũ Cán bộ làm công tác quản lý của Ngành (khối hành chánh sự nghiệp) có 227 người, trong đó trình độ: trên đại học 06 người, đại học 133 người, cao đẳng và trung cấp 71 người. Đối với cấp xã đã có cán bộ phụ trách nông nghiệp, toàn tỉnh có mạng lưới câu lạc bộ khuyến nông, mạng lưới thú y đều khắp là cầu nối trong việc tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người sản xuất.
b) Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác:
Giai đoạn nầy Ngành Nông nghiệp và PTNT đã xác lập được mối quan hệ chặt chẽ với các Viện: Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Cây ăn quả Miền Nam, Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL, Viện Nuôi trồng Thủy sản II, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Viện Chăn nuôi quốc gia; các Trường: Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm, Đại học Kinh tế TP HCM, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam... đã tiếp nhận, chuyển giao, ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trên các lĩnh vực chọn, tạo giống, kỹ thuật canh tác, phòng trừ bệnh trên cây trồng, vật nuôi và hiện đại hoá công tác quản lý nhà nước của ngành.
Chương trình hợp tác với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh bạn được Ngành quan tâm, xúc tiến hợp tác với TP. Hồ Chí Minh về dự án 500 ha rau an toàn, dự án bò thịt và bò sữa, phối hợp kiểm dịch động vật, nghiên cứu xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến thực phẩm tại tỉnh; Giới thiệu, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các chợ đầu mối trong việc tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm; các dịch vụ cung cấp thức ăn gia súc, thuốc thú y, tiêu thụ và chế biến nông sản.
Tháng 10/1993 quan hệ hợp tác giữa nước ta với Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đã được nối lại, từ đó, Tiền Giang đã được các nhà tài trợ quốc tế đầu tư cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà: bằng các nguồn vốn ODA; ADB…(thông qua các dự án: dự án UNICEF, dự án phát triển Chè và Cây ăn quả; dự án Công nghệ sau thu hoạch DANIDA; dự án OXFAM; dự án WB, …) , đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bổ sung vốn tín dụng cho ngành nông nghiệp.
5. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn:
Thực hiện nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tỉnh đã đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ giới hoá, điện khí hoá, thủy lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.
Về cơ giới hoá nông nghiệp, trong 10 năm (1995-2005), số lượng máy kéo từ 3.593 chiếc đã tăng lên 4.612 chiếc với tổng công suất 74.180 CV, đảm nhận trên 95% diện tích trong khâu làm đất, ngoài ra còn phục vụ các khâu: bơm nước, tuốt lúa, vận chuyển; được nhà nước hỗ trợ và nông dân tự mua sắm, sử dụng: 5.552 công cụ sạ hàng, 19 máy gặt lúa cầm tay, 96 máy gặt lúa xếp dãy, 3746 máy tuốt lúa, 220 máy sấy lúa.
Kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn trong tỉnh đã có sự chuyển biến đáng kể, tạo điều kiện cho nông nghiệp và các ngành nghề dịch vụ phát triển.
IV. GIAI ĐOẠN 2006-2015 – HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Bước vào giai đoạn 2006 - 2015, cùng với chủ trương đổi mới đất nước, năm 2007 Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), khởi đầu cho quá trình tham gia vào nền kinh tế toàn cầu và bình đẳng với tất cả các thành viên khác của Tổ chức Thương mại thế giới.
Để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Tiền Giang, Ngành Nông nghiệp đã không ngừng thúc đẩy tăng cường các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất, được người dân đồng thuận ứng dụng và mang lại hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nông dân đồng thời tăng dần khả năng cạnh tranh của nông sản Tiền Giang.
- Phát triển nông nghiệp
a) Trên cây lúa:
Trong giai đoạn 2006 - 2015, mặc dù diện tích gieo trồng hàng năm giảm 1,44 %/năm nhưng nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tăng cường áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nên năng suất tăng từ 4,9 tấn/ha năm 2006 lên 5,97 tấn/ha năm 2015, bình quân tăng 1,46 %/năm. Sản lượng năm 2015 đạt 1,34 triệu tấn, tăng bình quân 0,29 %/năm, cao hơn 127 ngàn tấn so với năm 2006, góp phần đảm bảo nhu cầu lương thực trong tỉnh và tham gia xuất khẩu. Diện tích gieo trồng lúa giảm đã tạo ra quỹ đất và thời gian canh tác để chuyển dịch cơ cấu sản xuất trên nền đất lúa tăng thu nhập cho nông dân.
Bước đột phá trong giai đoạn này là tập trung phổ biến giống năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh tốt; sản xuất theo mô hình "1 phải, 5 giảm", sử dụng "công nghệ sinh thái" để quản lý rầy nâu và bệnh vi rút trên lúa; liên kết xây dựng "cánh đồng lớn" để tiêu thụ sản phẩm lúa hàng hóa, ... .
Đã có 140 ha lúa được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP; gần 3.200 ha áp dụng "Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái" để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên cây lúa; hơn 80% nông dân áp dụng "3 giảm 3 tăng" và "1 phải 5 giảm" và hiện đang tiến đến giảm khí phát thải nhà kính; trên 90 % diện tích xuống giống tập trung né rầy và gần 15 ngàn ha lúa sản xuất theo "Cánh đồng lớn", .. . Dù hiện tại diện tích sản xuất theo "cánh đồng lớn" còn thấp so với quy mô sản xuất lúa của tỉnh, nhưng đây là kết quả bước đầu trong việc hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.
Ngoài ra, từ tháng 11/2012, Tiền Giang triển khai Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam ký kết tài trợ, Dự án hỗ trợ thực hiện Cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh, đã hỗ trợ 03 máy san phẳng đồng ruộng bằng tia laser ;03 thiết bị sấy 40 tấn/mẽ và nhà bao che; 02 nhà kho sức chứa 1.000 tấn lúa, 03 máy gặt đập KUBOTA DC60 và đào tạo tập huấn chương trình 1 phải, 5 giảm trên cây lúa, nhằm đem lại thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường.
b) Rau màu thực phẩm:
Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất trên nền đất lúa nên diện tích trồng rau, màu tăng đáng kể, tốc độ bình quân 5,99 %/năm về diện tích và 8,03 % về sản lượng. Xét về hiệu quả, đất chuyên trồng màu cho lợi nhuận cao gấp 6,7 - 8,7 lần so với chuyên trồng lúa.
Đã hình thành những vùng trồng rau chuyên canh tại các huyện Gò Công Đông, Chợ Gạo, Châu Thành, Thị xã Gò Công và chiếm khoảng 70 % diện tích rau của tỉnh với các chủng loại rau phong phú và đa dạng (40 chủng loại). Hầu hết nông dân trồng rau đều sử dụng giống lai F1, phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh (75%), áp dụng IPM (chiếm 75%), ứng dụng công nghệ sinh học vào phòng, trị bệnh như sử nấm đối kháng Trichoderma, thuốc trừ sâu sinh học, … . Đã có 69,77 ha rau/10 cơ sở đạt chứng nhận VietGAP, trong đó có 04 cơ sở (HTX rau an toàn Gò Công, HTX nông nghiệp Long Thuận, THT rau an toàn Tân Đông, THT rau an toàn Thạnh Hòa) đã được bao tiêu sản phẩm với sản lượng trung bình 1 - 2 tấn rau các loại/cơ sở/ngày.
c) Cây ăn trái:
Cơ cấu và chủng loại cây ăn trái chuyển dần theo hướng tích cực, đã hình thành vùng trồng tập trung, chuyên canh với sản lượng lớn đối với các loại cây ăn trái đặc sản nổi tiếng như: khóm Tân Lập (16.000 ha), sầu riêng Ngũ Hiệp (7.400), xoài cát Hòa Lộc (4.700 ha), thanh long (4.000 ha), cam, bưởi , nhãn, … tại 04 địa phương Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và Châu Thành, chiếm 79% diện tích cây ăn trái toàn tỉnh, góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Đã áp dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ như giữ cỏ trong vườn, sử dụng phân hữu cơ, quản lý sâu bệnh theo IPM, sử dụng nấm đối kháng Trichoderma, bao trái, xử lý ra hoa trái vụ, rãi vụ, hạn chế thiệt hại trong mùa lũ, … đã mang lại lợi nhuận cao cho nhà vườn và góp phần phát triển ổn định vùng cây ăn trái đặc sản, chủ lực của tỉnh.
Nhiều chương trình, dự án như Dự án phát triển chè và cây ăn quả; Dự án Tăng cường hệ thống khuyến nông để áp dụng hệ thống canh tác và kỹ thuật trồng trọt hiệu quả hơn cho nông dân nghèo Đồng bằng sông Cửu Long (DA Jica); Dự án "Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học" (DA QSEAP); Mô hình thí điểm áp dụng quy trình sản xuất tốt (GPPs) cho cây ăn quả an toàn theo VietGAP (Dự án CIDA); Đề án Đầu tư và phát triển cây thanh long, cây vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, cây mãng cầu xiêm. Qua triển khai các vùng trồng cây ăn trái của tỉnh được đầu tư hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật, tổ chức sản xuất theo GAP, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác để nâng cao sản lượng và chất lượng trái cây.
Dự kiến đến cuối năm 2015 diện tích cây ăn trái sẽ là 72,8 ngàn ha với sản lượng 1,27 triệu tấn (tăng 11,4 ngàn ha và 0,49 triệu tấn so với năm 2006), tăng bình quân 1,81%/năm về diện tích và 6,28%/năm về sản lượng. Hiện có 388 ha cây ăn trái (cam sành, xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng, thanh long, sơ ri, nhãn, chôm chôm) áp dụng và duy trì chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
d) Chăn nuôi:
Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhất là nuôi heo đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô tăng dần theo mô hình kinh tế trang trại, công nghiệp. Có hơn 1.950 cơ sở chăn nuôi có quy mô 50 con heo trở lên, chiếm hơn 26,6 % tổng đàn của cả tỉnh. Trên 2.600 cơ sở chăn nuôi gia cầm có quy mô từ 500 con trở lên với tổng đàn nuôi hơn 05 triệu con và chiếm trên 70 % tổng đàn gia cầm của tỉnh. Dự kiến đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 602,9 ngàn con heo; 83,8 ngàn con bò và 7,35 triệu con gia cầm. Chất lượng đàn vật nuôi ngày càng được cải thiện. Các giống heo ngoại và giống heo lai 2, 3 hoặc 4 máu ngoại chiếm trên 95% tổng đàn. Đã và đang dần thay thế giống gia cầm địa phương bằng các giống chuyên thịt, chuyên trứng. Đàn bò được phát triển theo hướng chuyên thịt và sữa.
Đặc biệt, gà ta Gò Công đã trở thành thương hiệu có uy tín ở thị trường trong nước với mô hình Hợp tác xã và được tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm với quy mô 450.000 gà con giống/năm và 150.000 gà thịt/năm. Với tiềm năng và lợi thế đặc thù, tỉnh Tiền Giang còn có các đối tượng đang phát triển khá mạnh như gà ác (gần 1 triệu con), chim cút (1,5 triệu con) và ong mật, … tập trung ở các xã Phú Kiết, Lương Hòa Lạc của huyện Chợ Gạo; trứng chim cút và mật ong Tiền Giang đã được xuất khẩu sang thịt trường Nhật Bản.
Nhằm giảm ô nhiễm trong chăn nuôi và cải thiện vệ sinh trang trại, Dự án phát triển khí sinh học (Hà Lan); Dự án QSEAP; Dự án hỗ trợ nông nghiệp cacbon thấp (DA LCASP) đã hỗ trợ các nông hộ xây dựng gần 8.500 công trình khí sinh học, đem lại lợi ích về năng lượng sử dụng trong sinh hoạt gia đình như đun nấu, thắp sáng, bình nóng lạnh, thay thế gỗ củi và các nhiên liệu hóa thạch khác trong đun nấu góp phần giảm phát thải khí nhà kính; sử dụng bã thải khí sinh học trong chăn nuôi và trồng trọt: tăng năng suất cây trồng và sản lượng vật nuôi; Đồng thời, qua triển khai các Dự án nâng cao năng lực phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh (Dự án Vahip); Dự án Cải thiện sinh kế cho hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang (DA Heifer), đã đem lại hiệu quả đáng kể trong công tác phòng chống dịch bệnh trên gia cầm cũng như cải thiện cuộc sống của các hộ nghèo huyện Tân Phú Đông.
Các mô hình chăn nuôi đệm lót sinh thái; chăn nuôi an ninh sinh học để đảm bảo thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng cũng đã được triển khai. Hiện nay, tỉnh đang quy hoạch lại các lò giết mổ gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, an toàn thực phẩm.
e) Thủy sản:
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, theo đó tập trung phát triển sản xuất các đối tượng thủy sản chủ lực của địa phương như nuôi cá điêu hồng trên bè, nuôi nghêu, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, …; đồng thời tích cực hỗ trợ phương tiện, trang thiết bị hiện đại phục vụ đánh bắt xa bờ như hệ thống viễn thông, hệ thống định vị, thiết bị tầm ngư, ngư cụ, nhiên liệu, … cho các tàu đánh bắt và bảo vệ biển đảo.
Năm 2006, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 12.427 ha, sản lượng đạt 142,7 ngàn tấn. Ước thực hiện năm 2015, đạt 15.752 ha nuôi trồng với sản lượng 229,98 ngàn tấn, tăng hơn 3.325 ha và 87,3 ngàn tấn so với năm 2006; diện tích tăng bình quân 2,65 %/năm và sản lượng tăng 5,39 %/năm.
Phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa gia tăng sản lượng với việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tập trung tăng tỷ lệ các sản phẩm có giá trị gia tăng để nâng cao giá trị sản lượng thủy sản; theo đó, tập trung phát triển thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và xây dựng mô hình nuôi đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, MSC,…. Hiện toàn tỉnh hiện có 24,3 ha nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn GlobalGAP; 06 ha nuôi tôm đạt chứng nhận VietGAP; hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn thực phẩm.
Để giảm chi phí, tăng thu nhập; ngành đã vận động và tổ chức ngư dân khai thác theo nhóm, tổ, đội tạo điều kiện tốt cho đánh bắt xa bờ; qua đó tỉnh hỗ trợ 2,52 tỷ đồng chi phí vận chuyển; hỗ trợ mua bảo hiểm 0,484 tỷ đồng; 36 khách hàng được giải ngân vốn vay với 6,79 tỷ đồng và đến tháng 8/2015 Tiền Giang có 07 tàu được hỗ trợ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP xuất bến.
2. Về lâm nghiệp: những năm gần đây, diện tích rừng của tỉnh giảm dần, nhất là rừng sản xuất, do cây tràm không hiệu quả, người dân tự chuyển đổi sang các loại cây trồng khác; diện tích rừng phòng hộ ven biển bị xâm thực, sạt lở ngày càng nghiêm trọng và hiện chưa có giải pháp ngăn chặn hiệu quả.
Giai đoạn 2006 - 2015 chỉ trồng mới 347 ha rừng phòng hộ ven biển; mặc dù diện tích trồng mới không nhiều nhưng đã góp phần hạn chế tác hại của sóng, xói lở bờ biển và bảo vệ vùng sản xuất ven biển, cửa sông. Dự kiến đến cuối năm 2015 co 3.059,46 ha rừng.
3. Về đầu tư hạ tầng:
Bằng nhiều nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ, Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu, Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA và vốn cân đối từ nguồn ngân sách tỉnh, những năm qua, Tiền Giang đã tập trung đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn nhằm ngăn mặn, giữ ngọt, cải tạo, khai thác tiềm năng của đất bằng dự án ngọt hoá Gò Công, hệ thống đê bao ngăn lũ và triều cường kết hợp với giao thông nông thôn, …; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển xản xuất, bảo vệ mùa màng, tăng năng suất, chất lượng cây trồng và giao thương hàng hoá, gia tăng thu nhập cho người dân.
4. Về xây dựng nông thôn mới
Sau gần 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được người dân nông thôn quan tâm, tham gia thực hiện, tự nguyện đóng góp công sức, tiền của để nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, các công trình công cộng; tích cực phát triển sản xuất, gia tăng thu nhập, … . Diện mạo nông thôn thực sự khởi sắc; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày tiếp tục được cải thiện rõ rệt. Đã có 08 xã đạt 19/19 tiêu chí và được công nhận xã đạt chuẩn NTM gồm: Tân Mỹ Chánh, Tân Thanh, Tam Bình, Bình Nghị, Tân Điền, Mỹ Phong, Bình Nhì và Phú Kiết. Bình quân số tiêu chí đạt được trên địa bàn tỉnh đến tháng 9/2015 là 9,98 tiêu chí/xã (tăng 1,38 tiêu chí so cuối năm 2014 và tăng 4,51 tiêu chí so với năm 2011), xấp xỉ so với mức bình quân (10 tiêu chí/xã) của toàn quốc. Số tiêu chí đạt được bình quân tại 11 xã điểm là 18,27 tiêu chí/xã và bình quân của 30 xã điểm và diện chỉ đạo xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 là 14,5 tiêu chí/xã. Đạt kết quả trên là nhờ các cấp, các ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân đồng tình, hưởng ứng và chung sức xây dựng Nông thôn mới.
5.Về thu hút các nguồn vốn ODA, NGO
Tính từ năm 2011 đến nay, đã vận động được gần 50 tỷ đồng từ 07 dự án của các Tổ chức phi Chính phủ (NGO), tập trung vào các lĩnh vực: phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai; thích ứng với biến đổi khí hậu; cấp nước sinh hoạt nông thôn, xoá đói giảm nghèo, áp dụng quy trình sản xuất tốt, cải thiện môi trường, cải thiện sinh kế cho người dân,… Công tác vận động, thu hút các dự án NGO và triển khai bằng những công trình, những hoạt động có địa chỉ cụ thể, góp phần tạo việc làm, thoát nghèo và cải thiện cuộc sống của người dân.
Ngoài các dự án NGO, được sự hỗ trợ từ các Bộ, ngành Trung ương, các dự án có nguồn vốn ODA như Dự án QSEAP, LCASP, RETA, VAHIP, ACP, VnSAT… đã và đang đem lại hiệu quả khá tích cực cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp.
Điểm đo | Mực nước cao nhất | So với ngày trước |
(Đến 7 giờ ngày 30/5/2022 )
Trạm đo | Độ mặn cao nhất | So với ngày trước |
Rạch Mương | 5,4 g/l | Giảm 1,1 g/l |
Vàm Giồng | 0 g/l | Tương đương |
Long Hải | 4,3 g/l | Giảm 0,3 g/l |
Rạch Vách | 0,2 g/l | Giảm 0,1 g/l |