
Videos trang chủ
Hình hoạt động








Liên kết
THỐNG KÊ
  Đang truy cập : 28
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 1834995
Tin mới
Ngày 29/12/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 3786/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án Quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 đối với Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, tọa lạc tại ấp 4, xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Phước, tỉnh Tiền Giang.
Mục tiêu chính của Phương án Quản lý rừng bền vững đã được phê duyệt bao gồm các nội dung:
Về môi trường: quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững 43,8 ha rừng phòng hộ và 8 ha cây bản địa; đặc biệt là 23 loài động vật nguy cấp, quý hiếm (lớp thú có 4 loài; lớp chim 7 loài; lớp bò sát 12 loài) và 9 loài chim thú ưu tiên bảo vệ của tỉnh Tiền Giang; Phục hồi trạng thái rừng tràm hiệu quả để đáp ứng nhu cầu sinh sản đàn chim thông qua các biện pháp lâm sinh phù hợp; Nâng cao chất lượng rừng Tràm cừ thông qua áp dụng các biện pháp lâm nghiệp phù hợp; trồng lại rừng tràm bị chết 12,31 ha; trồng mới 11,98 ha cây bản địa trên đất chưa có rừng; phát triển 11,57 ha đất lâm nghiệp có cây tái sinh thành rừng phòng hộ; Nâng cao hiệu quả quy tập, bảo tồn các loài cây bản địa phù hợp với quá trình sinh sản của đàn chim. Đảm bảo đàn chim về trú ngụ, sinh sản ổn định hàng ngày trên 12.000 con đến năm 2030; Duy trì tỷ lệ che phủ rừng từ 41% trở lên…
Về xã hội: nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của lực lượng viên chức về hệ sinh thái rừng, đất ngập nước và công tác quy tập, bảo tồn các loài động thực vật rừng; ổn định việc làm và từng bước nâng cao thu nhập cho viên chức; Nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng của cộng đồng địa phương; giữ vững ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng.
Về kinh tế: khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện có, nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực được giao; đầu tư cải tạo lại 03 chốt bảo vệ rừng, bảo trì lại tháp quan sát phòng chống cháy rừng, bảo trì khu thuần dưỡng chim thú; Thực hiện hiệu quả công tác trồng và chăm sóc rừng Tràm cừ, cây bản địa; nghiên cứu và trồng loài cây thích nghi với quá trình cư trú, sinh sản của đàn chim.
Tại Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, đang hiện hữu các loài chim quý hiếm, có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới thuộc nhóm IB, nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại như: Giang sen, Cò nhạn, Già đẩy Java, ..
(Ảnh minh họa: Giang sen - Mycteria leucocephala)
(Ảnh minh họa: Cò nhạn - Anastomus oscitans)
Khi thực hiện đạt các mục tiêu đã đề ra, Phương án sẽ đạt được một số hiệu quả quan trọng như:
Về môi trường: tạo điều kiện cho các loài đặc hữu phát triển, làm tăng giá trị khu rừng và bảo vệ nguồn gen quý; góp phần cân bằng sinh thái và cải thiện tiểu khí hậu vùng, tăng khả năng hấp thụ khí CO2, góp phần chống biến đổi khí hậu,…
Về xã hội: tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân địa phương trong thực hiện pháp luật của nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương thông qua việc tận hưởng môi trường sống trong lành,…
Về kinh tế: nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư nguồn nhân lực được giao, quản lý và khai thác tốt công trình cơ sở hạ tầng, đất đai cho công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học…
Về tổ chức thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện Tân Phước chỉ đạo thực hiện Phương án, xem đây là nhiệm vụ phải thực hiện hàng năm, theo lộ trình, kế hoạch đã định sẵn. Ban Quản lý Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười là đơn vị trực tiếp thực hiện các nội dung của Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng giao nhiệm vụ đối với các Sở ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân huyện Tân Phước phối hợp tổ chức thực hiện Phương án theo chức năng nhiệm vụ của từng ngành, địa phương.
Xem chi tiết Quyết định số 3786/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 tại đây./.
Phòng Lâm nghiệp.







Điểm đo | Mực nước cao nhất | So với ngày trước |
(Đến 7 giờ ngày 30/5/2022 )
Trạm đo | Độ mặn cao nhất | So với ngày trước |
Rạch Mương | 5,4 g/l | Giảm 1,1 g/l |
Vàm Giồng | 0 g/l | Tương đương |
Long Hải | 4,3 g/l | Giảm 0,3 g/l |
Rạch Vách | 0,2 g/l | Giảm 0,1 g/l |