Truy cập nội dung luôn

Videos trang chủ Videos trang chủ

Hình hoạt động Hình hoạt động

  Hình Ảnh
Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Liên kết Liên kết

THỐNG KÊ THỐNG KÊ

  Đang truy cập : 28
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 1834995

Tin mới

Tiền Giang: Tiềm năng và giải pháp phát triển ngành du lịch nông nghiệp
08/11/2021

Là vùng đất nằm trãi dài bên bờ sông Tiền, tỉnh Tiền Giang được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện tự nhiên sinh thái rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng, đồng thời Tiền Giang nằm trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước.

Với những ưu thế đó, trong vài năm trở lại đây, nhờ có những chủ trương chính sách đúng đắn phù hợp của Đảng và Nhà nước cùng với sự quyết tâm đòng lòng chung sức phấn đấu vươn lên của bà con nông dân nên ngành nông nghiệp tỉnh nhà đã có những kết quả đáng trân trọng, đặc biệt là kết quả bước đầu của các mô hình du lịch nông nghiệp.

Ngày 05/4/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến 2030. Tiền Giang có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch nông nghiệp. Thời gian qua, các mô hình du lịch nông nghiệp ở Tiền Giang đã từng bước phát huy hiệu quả lợi thế sông nước miệt vườn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm (Năm 2019 tỉnh Tiền Giang đón gần 21 triệu lượt khách trong nước và quốc tế).

Đến nay, toàn tỉnh có 16 điểm du lịch nông nghiệp. Nhiều điểm du lịch nông nghiệp đã mang lại những trải nghiệm mới cho du khách và tạo thêm đầu ra cho nông sản. Bên cạnh các cách làm truyền thống, loại hình du lịch nông nghiệp còn cho ra đời những mô hình trải nghiệm mới như mô hình Eco-homestay giúp cho du khách trải nghiệm gần nhất với cuộc sống nông thôn. Bên cạnh sử dụng các đồ dùng, vật dụng được làm từ chất liệu tự nhiên…, du khách còn được trải nghiệm các hoạt động của làng nghề truyền thống, vùng trồng rau sạch…

Điển hình như Công ty TNHH Ca cao Xuân Ron (huyện Chợ Gạo), sau khi gặp khó khăn về đầu ra do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đã mở rộng thêm dịch vụ đón khách đến tham quan và trải nghiệm trực tiếp quy trình sản xuất socola từ hạt ca cao. Thời gian qua, lượng khách đến với công ty chủ yếu vào 3 ngày cuối tuần với hơn 100 khách/ngày.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT thăm và làm việc tại Công ty Ca cao Xuân Ron (huyện Chợ Gạo)

Bên cạnh đó, du lịch nông nghiệp còn được xem là cách làm hiệu quả để quảng bá nông sản của nông dân. Theo bà Lê Khắc Đông Nhi, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Đông Nghi (xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành), được sự gợi ý của Sở VH-TT&DL, từ năm 2020, HTX bắt đầu đón các đoàn khách đến tham quan trang trại nuôi dê hơn 200 con của HTX. Khách tham quan được hướng dẫn vắt sữa dê và tham quan quy trình sản xuất các sản phẩm từ sữa dê như bánh plan, yaourt tươi và sấy khô. “Mỗi ngày, HTX đón khoảng từ 10 – 20 người khách đến tham quan. Từ hoạt động du lịch, HTX có thêm nguồn thu và có cơ hội giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu. Qua đó, HTX có thêm nhiều đơn đặt hàng từ các khách hàng ở ngoài tỉnh”.

Khách đến tham quan trải nghiệm tại Nông trại Dê sữa Đông Nghi ở xã Tam Hiệp, Châu Thành

Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, vùng ven đô Thành phố Mỹ Tho phát triển mạnh các loại hình chuyển đổi từ sản xuất lúa, rau màu sang trồng hoa, bố trí tiểu cảnh phục vụ tham quan du lịch. Đến nay, có trên 10 điểm thuộc mô hình này, qui mô mỗi điểm trên 1 ha, trồng nhiều loại hoa được bố trí rất đa dạng, phối hợp với nhiều tiểu cảnh đẹp mắt… hàng năm thu hút trên 100.000 lượt khách đến tham quan, tập trung chủ yếu vào dịp tết. Các địa điểm được du khách đến tham quan như Vườn hoa Mãn Đình Hồng, Vườn hoa Thạch Thảo, Ao sen Gò Me, Điền Lan thôn trang...  những ngày cao điểm, vườn hoa thu hút trên 700 lượt khách/ngày, vé thu trung bình 30.000đồng/lượt người. Mô hình này ngày càng được nông dân quan tâm đầu tư và có xu hướng phát triển mạnh.

Vườn hoa Mãn Đình Hồng, Ao sen Gò Me, xã Trung An TP. Mỹ Tho

Điền lan thôn trang ở xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành

Bên cạnh đó, vùng ven Thành phố Mỹ Tho có Làng trồng hoa lâu đời tại các xã Mỹ Phong, Trung An với các giống hoa chủ lực như: Cúc Hà Lan, Cúc Mâm Xôi, Vàng Hòe, Mào gà, Cát Tường, Vạn Thọ, … Hầu hết hoa được trồng phục vụ tết, vào dịp tết các làng hoa này tấp nập người mua bán, không khí nhộn nhịp hẳn lên. Các vụ còn lại trong năm được trồng rau màu các loại. Đây là nghề truyền thống của người dân vùng ven thành phố Mỹ Tho.

Làng hoa xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho

Đối với các vườn cây ăn quả (nhãn, bưởi, mận, măng cụt…) được khai thác phục vụ du lịch. Trong đó, khu du lịch Thới Sơn có hơn 10 điểm được nhà vườn phối hợp với Công ty du lịch tỉnh Tiền Giang, hàng năm, đón trên 1.000.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan. Các hoạt động tại các điểm này rất đa dạng, như thăm vườn và hái trái cây tại vườn, tát mương bắt cá, chèo thuyền, thưởng thức đờn ca tài tử, thưởng thức trà mật ong và các món ăn dân dã vùng sông nước… mua các sản phẩm đặc trưng của địa phương như kẹo dừa, kẹo chuối, trái cây, hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ các sản phẩm tại địa phương.

Khu du lịch Cồn Thới Sơn, TP. Mỹ Tho

 

Khu du lịch Làng yến tại xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông

TG có thế mạnh mà không địa phương nào có được đó là được thiên nhiên ban tặng về vị trí địa lý và khí hậu mát mẽ quanh năm; con người nơi đây đã biết tận dụng ưu thế thiên nhiên ưu đãi hình thành nên những mô hình có thế mạnh và tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp.

Có được những kết quả bước đầu nêu trên nhờ có được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh cũng như có những chủ trương, chính sách đúng đắn phù hợp thực tế địa phương. Có sự đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên cơ sở phát huy thế mạnh tài nguyên thiên nhiên sẵn có của mình. Sự cần cù, chịu khó, hăng say trong lao động của người dân nơi đây.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành du lịch nông nghiệp Tiền Giang còn có những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như cơ sở hạ tầng xuống cấp, nhiều cơ sở chưa chú trọng xây dựng khu vệ sinh riêng biệt dành cho du khách. Điều kiện vệ sinh môi trường trong các điểm du lịch nông nghiệp đôi lúc còn chưa tốt.  Mức thu phí tại các điểm tham quan du lịch nông nghiệp còn chưa có sự thống nhất và đồng bộ, có nơi thu, có nơi không thu. Ý thức của một số du khách khi tham quan chưa cao (xả rác, giẫm đạp rau, hoa, bẻ hoa). Các điểm du lịch chưa có nhân viên hướng dẫn khách được đào tạo chuyên nghiệp. Một số điểm du lịch nông nghiệp còn phát triển tự phát không theo định hướng của tỉnh làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Từ những vấn đề nêu trên, để du lịch nông nghiệp tại Tiền Giang phát triển xứng tầm với lợi thề và tiềm năng hiện có, trong thời gian tới xin đề xuất các giải pháp:

- Cần có sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sâu sát hơn nữa của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.

- Phát huy sự cần cù, sáng tạo của người dân trong việc tận dụng lợi thế thiên nhiên.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường, quảng bá sản phẩm.

- Cần tổ chức tổng kết và đánh giá Nghị quyết số 11-NQ/TU.

- Phát triển cơ sở hạ tầng, tiềm năng, thế mạnh du lịch nông nghiệp, xem phát triển du lịch nông nghiệp gắn với thương hiệu phát triển “du lịch xanh”, gắn với sản phẩm OCOP, thân thiện với môi trường, là loại hình du lịch với chi phí thấp song có thu nhập cao.

- Có chính sách đặc thù hỗ trợ cho các trang trại, hợp tác xã hoạt động sản xuất gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc, công nghệ và giống mới. Từ đó phát triển các sản phẩm mới, phát triển liên kết giữa các đơn vị với nhau, giữa các vùng với nhau nhằm tạo ra mô hình liên kết chuỗi giá trị từ chủ trang trại, nhà khoa học và các công ty lữ hành kiểu mẫu để phát triển du lịch nông nghiệp một cách bền vững.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hợp lý để phát triển du lịch nông nghiệp trải nghiệm thực tiễn cho nhóm du khách theo lứa tuổi, sở thích… với các hình thức thu vé, phí hợp lý, có kiểm soát.

- Tăng cường hỗ trợ các trang trại, hợp tác xã nông nghiệp quảng bá xúc tiến du lịch, hỗ trợ đào tạo nghề hướng dẫn viên du lịch nông nghiệp nói riêng và nghiệp vụ kinh doanh du lịch nông nghiệp cho các chủ trang trại, phải đào tạo những nông dân trở thành những hướng dẫn viên du lịch có tính chuyên nghiệp và xây dựng một số vườn hoa là nơi sản xuất nông nghiệp thông minh 4.0 vừa là điểm đến tham quan không thể thiếu trong các tour du lịch một cách đúng nghĩa; thực hiện các quy hoạch đồng bộ và khoa học; tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược để phát triển trang trại du lịch nông nghiệp. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Những mô hình này được xem là kết quả bước đầu của quá trình đổi mới các mô hình kinh tế, sản xuất kinh doanh theo mô hình sáng tạo gắn sản xuất với dịch vụ du lịch, thực hiện tốt liên kết theo chuỗi sản xuất; đồng thời khai thác được tiềm năng và thế mạnh của địa phương; góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỉ trọng nông nghiệp dịch vụ và sản xuất gắn với du lịch.

Có thể khẳng định rằng quê hương, đất nước ta nơi nào cũng có những điều kiện để phát triển tốt các mô hình phát triển kinh tế, nhưng điều quan trọng ở đây là chúng ta cần suy nghĩ là có cần mạnh dạn đổi mới, mạnh dạn đầu tư theo mô hình sản xuất hiện đại để góp phần xây dựng phát triển quê hương tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp./.

Phương Dung

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Hà Nội

 Thời tiết một số vùng ở nước ta

Tp Hồ Chí Minh

Thời tiết Tp Hồ Chí Minh

Huế

Thời tiết Huế

Tiền Giang

Thời tiết Tp Hồ Chí Minh

Nha Trang

Thời tiết Nha Trang

Cà Mau

Thời tiết Cà Mau

 
THÔNG TIN MỰC NƯỚC
Tình hình mực nước khu vực tỉnh Tiền Giang 
 
 
Điểm đo Mực nước cao nhất So với ngày trước
 
THÔNG TIN ĐỘ MẶN
Tình hình hạn mặn khu vực tỉnh Tiền Giang 
(Đến 7 giờ ngày 30/5/2022 )
 
Trạm đo Độ mặn cao nhất So với ngày trước
Rạch Mương 5,4 g/l Giảm 1,1 g/l
Vàm Giồng 0 g/l Tương đương
Long Hải 4,3 g/l Giảm 0,3 g/l
 Rạch Vách 0,2 g/l Giảm 0,1 g/l