Truy cập nội dung luôn

Videos trang chủ Videos trang chủ

Hình hoạt động Hình hoạt động

  Hình Ảnh
Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Liên kết Liên kết

THỐNG KÊ THỐNG KÊ

  Đang truy cập : 28
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 1834995

Tin mới

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục của CITES và động vật rừng thông thường trên địa bàn tỉnh
30/10/2020

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện có trên 350 cơ sở, hộ gia đình đã, đang gây nuôi các loài động vật hoang dã (ĐVHD). Một số loài chủ yếu như: heo rừng lai, trăn, cầy vòi hương, nai, công, nhím,… Đa số các cơ sở chỉ hoạt động gây nuôi ở quy mô nhỏ lẻ, thiếu bền vững, thị trường tiêu thụ bấp bênh, tình hình vệ sinh dịch tễ, dịch bệnh khi có phát sinh thì chưa được điều trị, khống chế hiệu quả. Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay đã có trên 05 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật đã được Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), các cơ quan báo chí gửi phản ánh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thành lập các Đoàn công tác liên ngành để kiểm tra, xác minh và trả lời phản ánh. Ngoài ra, có trên 50 lượt hướng dẫn, thực hiện thủ tục hành chính về kiểm tra cấp mã số cơ sở nuôi, xác nhận bảng kê lâm sản (mức độ 3) nhưng người dân chưa rõ về quy trình thủ tục, thực hiện việc nộp hồ sơ trực tuyến còn ít, có nhiều sai sót,… gây mất nhiều thời gian, chi phí để khắc phục. Song song đó, công tác quản lý, hướng dẫn pháp luật có liên quan đến ĐVHD của cán bộ quản lý ở cấp cơ sở còn hạn chế do chưa được phổ biến kiến thức… Đó là những nội dung cần phải được khắc phục từng bước.

Thực hiện Kế hoạch số 2961/KH-SNN&PTNT ngày 19/8/2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 03 ngày 13, 15 và 21/10/2020, phòng Lâm nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành; phòng Kinh tế thị xã Cai Lậy và thành phố Mỹ Tho tổ chức 03 cuộc Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục của CITES và động vật rừng thông thường. Đây cũng là nội dung nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã.

Các Hội nghị đã có tổng số 107 đại biểu tham dự, là công chức thuộc phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện; phòng Kinh tế thị xã, thành phố; Công chức quản lý nông nghiệp ở cấp xã và đại diện một số chủ cơ sở gây nuôi ĐVHD tiêu biểu.

Đại biểu tại các cuộc Hội nghị đã được tuyên truyền, giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước có liên quan đến công tác quản lý ĐVHD được lựa chọn phù hợp với tình hình và đặc điểm của địa phương. Có 05 nội dung chính bao gồm: (1) Các quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục của CITES và động vật rừng thông thường; (2) Các quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản; (3) Quy định về xử lý động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp cho Nhà nước; (4) Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp; (5) Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục hành chính có liên quan ở mức độ 3 bằng hình thức trực tuyến.

Các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, thảo luận các vấn đề còn vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý ĐVHD tại địa phương. Các thắc mắc đã được Ban tổ chức Hội nghị giải đáp rõ ràng, hướng dẫn chi tiết, phù hợp với các quy định của pháp luật, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện ở các cấp.

Nhìn chung, các Hội nghị sau khi được tổ chức đã đạt được các mục tiêu cụ thể như:

- Giúp đại biểu nắm được những kiến thức pháp luật cơ bản, chung nhất để quản lý các nội dung liên quan đến ĐVHD; Giúp các Chủ cơ sở gây nuôi ĐVHD biết được trách nhiệm, nghĩa vụ của họ đối với cộng đồng, với các cơ quan quản lý nhà nước.

- Các đại biểu là công chức quản lý nông nghiệp ở cơ sở có khả năng tuyên truyền, hướng dẫn cho các chủ sơ sở, hộ gia đình cá nhân có hoạt động gây nuôi, mua bán, vận chuyển ĐVHD thực hiện đúng quy định. Hạn chế thấp nhất sự thiếu hiểu biết của người dân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật phải bị các cơ quan chức năng xử lý.

- Thiết lập được 01 kênh liên lạc, làm cầu nối giữa các cơ sở gây nuôi ĐVHD với chính quyền địa phương ở cơ sở và cơ quan quản lý nhà nước ở cấp huyện, tỉnh nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi nhận được yêu cầu của người dân./.

Phòng Lâm nghiệp.

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Hà Nội

 Thời tiết một số vùng ở nước ta

Tp Hồ Chí Minh

Thời tiết Tp Hồ Chí Minh

Huế

Thời tiết Huế

Tiền Giang

Thời tiết Tp Hồ Chí Minh

Nha Trang

Thời tiết Nha Trang

Cà Mau

Thời tiết Cà Mau

 
THÔNG TIN MỰC NƯỚC
Tình hình mực nước khu vực tỉnh Tiền Giang 
 
 
Điểm đo Mực nước cao nhất So với ngày trước
 
THÔNG TIN ĐỘ MẶN
Tình hình hạn mặn khu vực tỉnh Tiền Giang 
(Đến 7 giờ ngày 30/5/2022 )
 
Trạm đo Độ mặn cao nhất So với ngày trước
Rạch Mương 5,4 g/l Giảm 1,1 g/l
Vàm Giồng 0 g/l Tương đương
Long Hải 4,3 g/l Giảm 0,3 g/l
 Rạch Vách 0,2 g/l Giảm 0,1 g/l