Truy cập nội dung luôn

Videos trang chủ Videos trang chủ

Hình hoạt động Hình hoạt động

  Hình Ảnh
Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Liên kết Liên kết

THỐNG KÊ THỐNG KÊ

  Đang truy cập : 28
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 1834995

Tin mới

Kết quả thí nghiệm tiết kiệm phân bón trên cây lúa vụ Xuân Hè và Hè Thu năm 2022 tại Tiền Giang
08/12/2022

Tiền Giang với diện tích canh tác lúa 54.599 ha, diện tích gieo trồng hàng năm 128.400 ha, sản lượng 817.323 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, những năm gần đây tình trạng biến đổi khí hậu, hạn mặn xảy ra làm ảnh hưởng đến sản xuất của người  dân. Bên cạnh đó, giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và lợi nhuận của người dân.

Vì vậy, năm 2022 thực hiện chủ trương của Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện thí nghiệm tiết kiệm phân bón trong sản xuất lúa nhằm làm cơ sở khuyến cáo người dân áp dụng, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, sản xuất bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Vụ Xuân Hè và Hè Thu năm 2022, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Tiền Giang thực hiện thí nghiệm các công thức phân trên cây lúa tại xã Thạnh Nhựt - huyện Gò Công Tây và xã Mỹ Tân - huyện Cái Bè.

- Qui mô: 0,15 ha/hộ/vụ x 2 hộ x 02 vụ.

- Địa điểm: Hộ 1. Nguyễn Văn Thắng (ấp 1, xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè).

                   Hộ 2. Nguyễn Văn Hiển (ấp Bình Tây, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây).

- Giống  lúa: OM 18, Nàng Hoa 9, cấp xác nhận 1 (mật độ sạ: 100 kg/ha; sạ lan).

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (NT) là 5 công thức phân bón và 3 lần lặp lại.

Bảng 1. Công thức phân bón thí nghiệm

Nghiệm thức (NT)

Hộ 1

Hộ 2

 NT1 (theo tập quán nông dân)

105N - 74P2O5 - 32K2O

106N – 37P2O5 - 48K2O

NT2 (giảm 10% N và P2O5 theo tập quán nông dân)

95N - 66P2O5 - 32K2O

 

96N - 33P2O5 - 48K2O

NT3 (theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp)

90N - 40P2O5 - 30K2O

90N - 40P2O5 - 30K2O

NT4 (giảm 10% N theo NT3)

81N - 40P2O5 - 30K2O

81N - 40P2O5 - 30K2O

NT5 (giảm 20% N theo NT3 + phân hữu cơ)

72N - 40P2O5 - 30 K2O + 300kg phân hữu cơ

72N - 40P2O5 - 30 K2O + 300kg phân hữu cơ

- Kết quả thực hiện: qua 2 vụ sản xuất cho thấy

Bảng 2. Các yếu tố cấu thành năng suất

 

 

Nghiệm thức

 

Điểm thí nghiệm

Hộ 1

Hộ 2

Vụ Xuân Hè

Vụ Hè Thu

Vụ Hè Thu

 

Số bông/m2

 

 

Số hạt chắc/bông

 

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

 

Số bông/m2

 

 

Số hạt chắc/bông

 

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

 

Số bông/m2

 

 

Số hạt chắc/bông

 

NSLT

(tấn/)

NSTT

(tấn/ha)

NT1

414

78,0

8,07

6,60

260a

87

5,6

5.2

345

74,3a

6,42

5,97a

NT2

378

80,7

7,63

6,50

255,6a

85,3

5,4

5,1

340

74a

6,30

5,85a

NT3

361

78,0

7,05

6,50

254,6a

84

5,3

4,9

327

74a

6,05

5,85a

NT4

391

71,7

6,84

5,83

246,6b

84

5,1

4,6

329

72,6b

5,97

5,63 ab

NT5

353

 70,0

6,33

5,66

236,3c

83

4,9

4,5

328

70,3c

5,76

4,97b

Mức ý nghĩa

ns

ns

ns

ns

**

ns

ns

ns

ns

**

ns

*

CV (%)

7,82

8,68

8,24

9,27

2,25

5,27

6,0

7,6

4,25

0,90

3,96

6,13

 

Bảng 3. Hiệu quả kinh tế

ĐVT: 1.000 đồng/ha

Nghiệm thức

Điểm thí nghiệm

Hộ 1

Hộ 2

Vụ Xuân Hè

Vụ Hè Thu

Vụ Hè Thu

Tổng chi

Tổng thu

Lợi nhuận

Tổng chi

Tổng thu

Lợi nhuận

Tổng chi

Tổng thu

Lợi nhuận

1. NT1

23.604

39.600

15.996

19.304

30.548,6

11.244,6

22.640

37.393

14.753

2. NT2

23.028

39.000

15.972

18.528

29.000,0

10.472,0

21.916

35.685

13.769

3. NT3

22.164

39.000

16.836

17.664

28.808,6

11.144,6

21.460

35.685

14.225

4. NT4

21.084

34.998

13.914

16.584

27.068,6

10.484,6

21.120

34.343

13.223

5. NT5

22.962

34.002

11.040.

18.462

26.100,00

7.638,0

21.980

30.317

  8.337

 

Như vậy, trong sản xuất lúa khi bố trí tiết kiệm phân bón lặp lại trên cùng 1 chân đất thì công thức phân bón 90 N – 40 P2O5 -30 K2O (NT 3) có sự thay đổi về lợi nhuận (vụ đầu tiên: NT 1 cho năng suất cao nhất, NT 3 cho lợi nhuận cao nhất; vụ 2: NT1 cho năng suất và lợi nhuận cao nhất nhưng chênh lệch không cao so với NT 3).

Ngoài ra, từ kết quả thí nghiệm cũng cho thấy công thức phân bón 90 N - 40 P2O5 - 30 K2O là phù hợp đối với sản xuất lúa vụ Hè Thu ở xã Thạnh Nhựt – huyện Gò Công Tây và vụ Xuân Hè, Hè Thu - xã Mỹ Tân – huyện Cái Bè. Tuy nhiên, nếu sử dụng công thức phân bón 90 N - 40 P2O5  - 30 K2O trong suốt 3 vụ sản xuất lúa/năm thì cần phải bổ sung phân bón hữu cơ để cải thiện thêm độ màu mỡ cho đất từ đó giúp ổn định năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Trung tâm KN&DVNN Tiền Giang

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Hà Nội

 Thời tiết một số vùng ở nước ta

Tp Hồ Chí Minh

Thời tiết Tp Hồ Chí Minh

Huế

Thời tiết Huế

Tiền Giang

Thời tiết Tp Hồ Chí Minh

Nha Trang

Thời tiết Nha Trang

Cà Mau

Thời tiết Cà Mau

 
THÔNG TIN MỰC NƯỚC
Tình hình mực nước khu vực tỉnh Tiền Giang 
 
 
Điểm đo Mực nước cao nhất So với ngày trước
 
THÔNG TIN ĐỘ MẶN
Tình hình hạn mặn khu vực tỉnh Tiền Giang 
(Đến 7 giờ ngày 30/5/2022 )
 
Trạm đo Độ mặn cao nhất So với ngày trước
Rạch Mương 5,4 g/l Giảm 1,1 g/l
Vàm Giồng 0 g/l Tương đương
Long Hải 4,3 g/l Giảm 0,3 g/l
 Rạch Vách 0,2 g/l Giảm 0,1 g/l