Truy cập nội dung luôn

Videos trang chủ Videos trang chủ

Hình hoạt động Hình hoạt động

  Hình Ảnh
Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Liên kết Liên kết

THỐNG KÊ THỐNG KÊ

  Đang truy cập : 28
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 1834995

Tin mới

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN LĨNH VỰC CHĂN NUÔI (GIAI ĐOẠN 2020 – 2022)
08/12/2022

Chăn nuôi cũng là một trong những thế mạnh của tỉnh Tiền Giang, tập trung vào 03 đối tượng chính là heo, bò và gia cầm (đàn heo 293.000 con, đàn bò 122.500 con, đàn gia cầm 17,25 triệu con). Khuyến nông lĩnh vực chăn nuôi giai đoạn 2020-2022 đã xây dựng 06 mô hình trình diễn và 02 dự án với qui mô 604.080 con/65 hộ tham gia. Tổ chức được 15 cuộc tập huấn - hội thảo với 450 lượt nông dân tham dự, tổ chức 02 chuyến tham quan cho 90 nông dân. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, đơn vị còn thực hiện dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn ngoại theo hướng an toàn sinh học tại các tỉnh Nam bộ” với qui mô 620 con lợn thịt, thực hiện tại 04 tỉnh (Tiền Giang, Long An, Bến Tre và Trà Vinh).

* Chăn nuôi heo:

Giai đoạn 2020-2022, tập trung tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật, tham mưu ngành nông nghiệp triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về tái đàn, tăng đàn nhằm tăng nguồn cung heo thịt, góp phần giảm giá sản phẩm và ổn định thị trường. Đồng thời, triển khai chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp với tăng cường phòng, chống dịch bệnh và ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.

Xây dựng mô hình “Nuôi heo thịt chuồng sàn theo hướng VietGAHP” và dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn ngoại theo hướng an toàn sinh học tại các tỉnh Nam bộ” với tiến bộ kỹ thuật áp dụng: quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, VietGAP, sử dụng các giống lợn ngoại có năng suất chất lượng cao, nhằm cải tiến năng suất sinh trưởng trong chăn nuôi của nông hộ, nuôi heo chuồng sàn tiết kiệm nước, giảm thiều ô nhiễm môi trường, hạn chế sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi,...

Kết quả: Qua mô hình, dự án đã mang lại hiệu quả rõ nét cho người dân, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, tăng thu nhập và từng bước thay đổi hành vi chăn nuôi của nông hộ về giống heo thịt, về tập quán chăn nuôi truyền thống chuyển dần sang chăn nuôi an toàn sinh học, đặc biệt là trong thời bệnh DTLCP vẫn còn diễn biến phức tạp và chưa có vaccin phòng bệnh hiệu quả. Heo tăng trọng: 735,75 g/con/ngày; Tiêu tốn thức ăn: 2,48 kg/con/ngày; lợi nhuận tăng thêm/con heo thịt là 372.407 đồng (chiếm 37,2%).

* Cải tạo đàn bò:

Các tiến bộ kỹ thuật mới trong quá trình chăn nuôi được người dân ứng dụng và mang lại hiệu quả như: gieo tinh nhân tạo với các giống bò ngoại như bò Red Sindhi, Brahman, Charolai, Red Angus…cho con lai có tỉ lệ thịt xẻ cao, tăng trọng nhanh so với bò địa phương từ 15 - 20%. Bên cạnh đó, khuyến nông thường xuyên chuyển giao qui trình chăm sóc nuôi dưỡng tiên tiến, nâng cao hiểu biết kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân, từ đó nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển, đưa  tổng số đàn bò của tỉnh đến nay lên 122.450 con.

Tuy nhiên, hiện nay theo nhu cầu thị trường con bò đực thịt có giá trị cao hơn gấp 2 lần so với con bò cái. Vì vậy, nhằm tạo chủ động giới tính tạo ra đàn bò thịt năng suất cao (>80% bê sinh ra là giới tính đực), nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt, đơn vị thực hiện mô hình “Ứng dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo chủ động giới tính đực trên đàn bò thịt”. Kết quả bê sinh ra có tỉ lệ giới tính đực 85%; Trọng lượng bê sơ sinh 38kg; Lợi nhuận: 10 triệu đồng/con; tỷ suất lợi nhuận 0,57 lần. Giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt.

* Chăn nuôi gia cầm:

Tiền Giang có phong trào chăn nuôi gia cầm, thủy cầm khá mạnh. Để góp phần nâng cao chất lượng đàn gia cầm địa phương, đơn vị thực hiện mô hình “Nuôi gà ác đẻ trứng theo hướng VietGAHP” với mục tiêu ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi gà đẻ trứng: chuồng lồng, hệ thống máng uống tự động, hệ thống làm mát chuồng, sử dụng chế phẩm sinh học hạn chế mùi hôi; Áp dụng quy trình chăn nuôi thực hành tốt theo VietGAP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Kết quả: tỉ lệ sống giai đoạn hậu bị 95%, tỉ lệ đẻ trung bình 45%, ở thời điểm đẻ ở tháng thứ 4 tỷ lệ đẻ 58%, năng suất 162 trứng/con/năm, lợi nhuận 70 triệu đồng/2.000 con. Tỷ suất lợi nhuận: 0,16 lần; Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi giúp tăng chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

* Chăn nuôi dê, thỏ

Ngoài việc chú trọng phát triển chăn nuôi heo, bò, gia cầm theo định hướng của ngành Nông nghiệp, Trung tâm còn thực hiện mô hình phát triển đàn dê như “Nuôi dê sữa theo hướng VietGAHP gắn với du lịch sinh thái”. Hướng dẫn cơ sở hướng tới là Trang trại cung cấp con giống đảm bảo chất lượng cho nông dân chăn nuôi trong và ngoài tỉnh; Xây dựng địa điểm du lịch nông nghiệp.

Hiện tại trang trại đang chăn nuôi dê theo tiêu chuẩn hữu cơ, cung cấp con giống trong và ngoài tỉnh với tổng đàn trên 300 con và là điểm du lịch nông nghiệp với trung bình 200 lượt khách đến tham quan/tháng.

Bên cạnh các mô hình, dự án trên đơn vị còn thực hiện mô hình “Nuôi thỏ sinh sản theo hướng công nghiệp”. Kết quả mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, lợi nhận 40 triệu/80 con thỏ nái/năm. Tỷ suất lợi nhận 0,68; Giải quyết tình trạng lao động nông nhàn, trong quá trình nuôi sử dụng chế phẩm sinh học EM nên hạn chế ô nhiễm môi trường và phù hợp cho định hướng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi vùng đô thị, ven đô thị.

Tóm lại: từ những kết quả trên cho thấy, hoạt động chăn nuôi giai đoạn 2020-2022 đã có những chuyển biến tích cực từ nông hộ quy mô nhỏ sang chăn nuôi gia trại, trang trại, chăn nuôi hộ theo hình thức công nghiệp quy mô lớn, áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến; khuyến khích chăn nuôi theo hướng hữu cơ, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn để kiểm soát dịch bệnh; chế biến sâu và phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi công nghiệp, đồng thời, chú trọng chất lượng, hiệu quả và giá trị gia tăng để liên kết doanh nghiệp với các hộ chăn nuôi và tổ chức sản xuất nhằm tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, do tình hình giá cả thị trường chăn nuôi biến động, khi thực hiện mô hình giá vật tư đầu vào cao nhưng giá bán thấp nên lợi nhuận thu được không cao nhưng qua kết quả thực hiện các mô hình, dự án cho thấy các tiến bộ kỹ thuật chuyển giao được người chăn nuôi đồng tình ủng hộ, giúp giảm chi phí đầu tư (giảm công lao động, giảm chi phí thuốc thú y); tăng sản lượng thịt, trứng và chất lượng đảm bảo an toàn; hạn chế dịch bệnh; tạo con giống đực (gieo tinh nhân tạo chủ động giới tính trên bò) theo nhu cầu thị trường; thích ứng biến đổi khí hậu; tăng lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường./.

 

Trung tâm KN&DVNN Tiền Giang

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Hà Nội

 Thời tiết một số vùng ở nước ta

Tp Hồ Chí Minh

Thời tiết Tp Hồ Chí Minh

Huế

Thời tiết Huế

Tiền Giang

Thời tiết Tp Hồ Chí Minh

Nha Trang

Thời tiết Nha Trang

Cà Mau

Thời tiết Cà Mau

 
THÔNG TIN MỰC NƯỚC
Tình hình mực nước khu vực tỉnh Tiền Giang 
 
 
Điểm đo Mực nước cao nhất So với ngày trước
 
THÔNG TIN ĐỘ MẶN
Tình hình hạn mặn khu vực tỉnh Tiền Giang 
(Đến 7 giờ ngày 30/5/2022 )
 
Trạm đo Độ mặn cao nhất So với ngày trước
Rạch Mương 5,4 g/l Giảm 1,1 g/l
Vàm Giồng 0 g/l Tương đương
Long Hải 4,3 g/l Giảm 0,3 g/l
 Rạch Vách 0,2 g/l Giảm 0,1 g/l