Truy cập nội dung luôn

Videos trang chủ Videos trang chủ

Hình hoạt động Hình hoạt động

  Hình Ảnh
Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Liên kết Liên kết

THỐNG KÊ THỐNG KÊ

  Đang truy cập : 28
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 1834995

Tin mới

Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
08/12/2022

Ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất là một nhu cầu cần thiết nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; Xây dựng, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh theo chuỗi giá trị, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực, tiềm năng cuả tỉnh.

Xuất phát từ nhận định trên, ngày 13/7/2022 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch số 234/KH-UBND về phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Kế hoạch nêu rõ mục tiêu nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ. Cụ thể:

1. Nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao (KHCN, CNC)

- Mục tiêu chung: Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng KHCN, CNC, nông nghiệp thông minh (nông nghiệp số) để tạo đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; Xây dựng, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng KHCN, CNC, vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh theo chuỗi giá trị, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực, tiềm năng của tỉnh; Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng KHCN, CNC.

- Mục tiêu cụ thể: Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng KHCN, CNC đến năm 2025 chiếm 15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh và 40% vào năm 2030; Đến năm 2025, trên 5% hộ sản xuất và trên 15% doanh nghiệp ứng dụng KHCN, CNC về giống, cơ giới hóa - tự động hóa trong sản xuất, quy trình canh tác, công nghệ sau thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản. Đến năm 2030, các chỉ tiêu là trên 10% hộ sản xuất và trên 30% doanh nghiệp;  Hình thành ít nhất 02 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng KHCN, CNC đối với sản phẩm chủ lực của tỉnh và một số ngành hàng có tiềm năng của tỉnh như: lúa, gạo, sầu riêng, thanh long, cá tra, tôm, cá điêu hồng,...vào năm 2025 và đến năm 2030 hình thành ít nhất 05 vùng sản xuất; Đến năm 2025, có ít nhất 05 dự án ứng dụng KHCN, CNC vào sản xuất. Đến năm 2030, có ít nhất 15 dự án.

2. Nông nghiệp hữu cơ

- Mục tiêu chung: Phát triển nền nông nghiệp theo hướng hữu cơ, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; áp dụng khoa học công nghệ; đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; tạo sản phẩm chất lượng cao cung cấp cho thị trường, qua đó nâng cao thu nhập cho người dân.

- Mục tiêu cụ thể: Hình thành vùng sản xuất theo hướng hữu cơ đáp ứng yêu cầu về sản lượng cũng như chất lượng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đến năm 2025, phấn đấu đạt 2% tổng diện tích sản xuất trồng trọt, trong đó tập trung một số cây trồng có điều kiện áp dụng sản xuất hữu cơ như: dừa, lúa, cây ăn trái...; Xây dựng thương hiệu sản phẩm hữu cơ cho các cây trồng chủ lực của tỉnh; Phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 05 mô hình và đến năm 2030 có ít nhất 10 mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản theo hướng hữu cơ gắn liên kết sản xuất - tiêu thụ trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực và tiềm năng của tỉnh.

Để thực hiện các mục tiêu nói trên, Kế hoạch đã đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, bao gồm:

- Tăng cường công tác tuyên truyền.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách.

- Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Ứng dụng và phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, hữu cơ.

- Phát triển thị trường.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước.

Từng nhóm nhiệm vụ, giải pháp trên được cụ thể hóa (nhiệm vụ, giải pháp; đơn vị chủ trì; đơn vị phối hợp; thời gian hoàn thành; kết quả đạt được) và giao cho các đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Các nhiệm vụ ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, hữu cơ cụ thể của từng lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) cũng được cụ thể hóa, trong đó Sở Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang chủ trì phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan để triển khai, thực hiện./.

Trung tâm KN&DVNN Tiền Giang

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Hà Nội

 Thời tiết một số vùng ở nước ta

Tp Hồ Chí Minh

Thời tiết Tp Hồ Chí Minh

Huế

Thời tiết Huế

Tiền Giang

Thời tiết Tp Hồ Chí Minh

Nha Trang

Thời tiết Nha Trang

Cà Mau

Thời tiết Cà Mau

 
THÔNG TIN MỰC NƯỚC
Tình hình mực nước khu vực tỉnh Tiền Giang 
 
 
Điểm đo Mực nước cao nhất So với ngày trước
 
THÔNG TIN ĐỘ MẶN
Tình hình hạn mặn khu vực tỉnh Tiền Giang 
(Đến 7 giờ ngày 30/5/2022 )
 
Trạm đo Độ mặn cao nhất So với ngày trước
Rạch Mương 5,4 g/l Giảm 1,1 g/l
Vàm Giồng 0 g/l Tương đương
Long Hải 4,3 g/l Giảm 0,3 g/l
 Rạch Vách 0,2 g/l Giảm 0,1 g/l